Du lịch vào rìa vũ trụ bằng khinh khí cầu

GD&TĐ - Nếu bạn đang cố gắng tránh virus trong không khí thì tìm đến một nơi gần như ở trạng thái chân không có thể là một ý tưởng không tồi.

Du khách có thể ngắm không gian từ tầm nhìn 360 độ từ khinh khí cầu.
Du khách có thể ngắm không gian từ tầm nhìn 360 độ từ khinh khí cầu.

Một công ty ở bang Florida, Mỹ đang có kế hoạch đưa hành khách bay lên rìa vũ trụ trong một phiên bản khinh khí cầu công nghệ cao.

Chuyến bay thử thành công

Công ty Space Perspective hiện đang nhận đặt chỗ cho khinh khí cầu hiện đại có tên Spaceship Neptune cho các chuyến bay diễn ra đầu năm 2024 với mức giá 125.000 USD/người. 1 phi công sẽ cùng tối đa 8 du khách ngồi trong một khoang điều áp bay lơ lửng trên một khinh khí cầu khổng lồ.

Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào ngày 18/6 từ Sân bay vũ trụ Space Coast ở Titusville ở Florida. Chuyến bay này đạt được độ cao hơn 33km và rơi xuống Vịnh Mexico theo kế hoạch. Kéo dài 6 giờ 39 phút nhưng chuyến bay trên không có người bên trong, nhưng các máy ảnh trên máy bay đã ghi lại hình ảnh tuyệt đẹp của của Trái đất lúc Mặt trời mọc.

“Tôi không thể tự hào hơn về hiệu suất của nhóm và hệ thống bay” – Đồng Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Sace Perspective Taber MacCallum cho biết trong một tuyên bố - “Chuyến bay thử nghiệm này của Neptune One mở đầu cho chiến dịch bay thử nghiệm rộng rãi của chúng tôi”.

Space Perspective nói rằng, chuyến bay thử trên là một cột mốc quan trọng trên con đường đưa du khách du lịch vũ trụ trên những chuyến tham quan nhàn nhã với quầy giải khát và khả năng truyền thông xã hội.

“Chúng tôi cam kết thay đổi cơ bản cách mọi người tiếp cận không gian, kể cả để thực hiện việc nghiên cứu cần thiết nhằm mang lại lợi ích cho sự sống trên Trái đất, đồng thời ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn và kết nối với hành tinh của mình” – nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Jeane Poyntercủa Space Perspective cho biết.

Các đồng sáng lập của Space Perspective là Jane Poynter và Taber MacCallum trước đây từng thiết kế hệ thống không khí, thực phẩm và nước cho căn cứ không gian Biosphere 2, nơi họ sống trong 2 năm. Tuy rằng, các chuyến bay đầu tiên của Space Perspective sẽ cất cánh từ Florida nhưng công ty đang lên kế hoạch cho các địa điểm bay bổ sung trên khắp thế giới.

Quả bóng bằng polyethylene để nâng cabin có đường kính 100 mét.

Quả bóng bằng polyethylene để nâng cabin có đường kính 100 mét.

Có thể tổ chức đám cưới

Các chuyến du lịch ở rìa vũ trụ kéo dài 6 giờ sẽ bao gồm 1 chuyến bay lên nhẹ nhàng trong 2 giờ trên 99% bầu khí quyển của Trái đất ở độ cao gần 30,5km. Sau đó sẽ có 2 giờ nhàn nhã nữa để du khách thưởng thức quang cảnh từ tầm nhìn 360 độ từ cabin trước khi tàu vũ trụ hạ cánh xuống đại dương trong 2 giờ.

Tại đây nó sẽ rơi xuống một cách an toàn và hành khách được đưa vào bờ bằng tàu thủy.

Khinh khí cầu công nghệ cao Spaceship Neptune được tạo nên với sự hợp tác của studido thiết kế PriestmanGoode của Anh.

“Chúng tôi đã xem xét tất cả các yếu tố khác nhau để làm cho trải nghiệm không chỉ đáng nhớ mà còn thực sự thoải mái” – nhà thiết kế và là đồng sáng lập Nigel Goode của PriestmanGoode cho biết – “Chúng tôi muốn bảo đảm rằng hành khách có tầm nhìn 360 độ không bị cản trở và chúng tôi đã tạo ra một không gian hiệu quả, cho phép họ di chuyển xung quanh trong suốt cuộc hành trình”.

Khoang cabin có đường kính 5m trong khi quả bóng bay bằng polyethylene ở trên có đường kính 100 mét khi được bơm căng hoàn toàn – tương đương với chiều dài của một sân bóng đá.

Nhà vệ sinh trên khinh khí cầu này được tuyên bố là “nhà vệ sinh có tầm nhìn đẹp nhất từng biết đến trong vũ trụ” và nó nằm ngay giữa trung tâm của cabin hình nón cân.

Space Perspective tuyên bố rằng quá trình bay sẽ đơn giản như lên máy bay và khoang điều áp cung cấp những gì họ mô tả là một môi trường không cần mặc những bộ đồ bảo hộ đặc biệt. Qua đây, họ có kế hoạch tổ chức đám cưới và các sự kiện khác trên những chuyến bay ở rìa vũ trụ này.

“Khinh khí cầu vũ trụ tiên tiến của chúng tôi được thiết kế để hoạt động trong môi trường chân không gần như được tìm thấy ở rìa không gian” – trang web của Space Pespective cho biết – “Cơ quan Vũ trụ Mỹ NASA đã sử dụng các khí cầu tương tự trong nhiều thập kỷ để nâng các kính thiên văn nghiên cứu lớn bay lên”.

Vì khí heli có nguồn cung hạn chế và cần thiết cho các ứng dụng y tế quan trọng nên Spaceship Neptune sử dụng khí hydro. Space Perspective cho biết: “Khí nâng bên trong khinh khí cầu nhẹ hơn không khí và cho phép khinh khí cầu lơ lửng trên bầu khí quyển của Trái đất giống như một khối băng trên mặt nước.

Khách du lịch vũ trụ đầu tiên trên thế giới là triệu phú Mỹ Dennis Tito, ông đã lên trạm ISS bằng tên lửa Soyuz của Nga vào tháng 4/2001. Ngoài các công ty như SpaceX của tỷ phú Elon Musk, trong 20 năm kể từ đó, chỉ một số ít người theo chân  Dennis Tito.

Trong khi đó hãng Blue Origin và tỷ phú Jeff Bezos và hãng Virgin Galactic của tỷ phú Richard Branson vẫn đang nghiên cứu về du lịch vũ trụ.

Tỷ phú Bezos có kế hoạch du hành không gian dưới quỹ đạo trên chuyến bay đầu tiên của phi hành đoàn Blue Origin. Trong khi đó, SpaceX đưa ra đề xuất những người có vài triệu USD có thể dành nhiều ngày bay quanh Trái đất, hoặc thậm chí ở trên Trạm vũ trụ quốc tế. Hãng Virgin Galactic đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên đến rìa không gian vào cuối tháng 5, giúp cổ phiếu của công ty tăng tới 20%.
Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.