Dự án phủ sóng internet toàn cầu bằng khinh khí cầu của Google bị “khai tử”
Ngô Chuyên
GD&TĐ - Alphabet quyết định đóng cửa Loon - dự án được thành lập bởi Google với hy vọng làm cho internet trở nên dễ tiếp cận hơn bằng cách sử dụng khinh khí cầu chạy bằng năng lượng mặt trời.
Bóng bay của dự án Loon của Google. (Ảnh: Getty Images).
Ngoài ra, công ty cũng đã chấm dứt thỏa thuận với Vodacom để mở rộng internet ở vùng nông thôn Mozambique.
Alphabet cho biết: “Rất tiếc, Vodacom Mozambique sẽ không còn có thể tiếp tục tiến hành dự án khinh khí cầu internet nữa sau khi Alphabet đóng cửa dự án Loon.”
Loon tạo ra những quả bóng bay có khả năng bay lên cao trong tầng bình lưu mà vẫn cho phép truy cập internet trên Trái đất. Các trạm di động được cho là linh hoạt hơn các trạm di động thông thường vì chúng liên tục di chuyển và có vùng phủ sóng gấp hàng trăm lần so với tháp di động.
Vodacom cho biết: “Chúng tôi vẫn cam kết đẩy mạnh phạm vi phủ sóng nông thôn ở Mozambique và đang khám phá các lựa chọn thay thế.”
Dự án Loon là một trong những dự án nổi bật của Alphabet tại bộ phận thử nghiệm Google X - nơi có những ý tưởng độc đáo khác như Google Glass, công ty khởi nghiệp xe hơi tự lái Waymo và công ty giao hàng bằng máy bay không người lái Wing.
Đến năm 2018, Loon phát triển thành một công ty độc lập và được được coi là một lần đánh cược của Alphabet.
Trong một bài đăng trên blog được công bố vào ngày 21/1, Astro Teller - giám đốc bộ phận X của Google cho biết Alphabet đã đưa ra quyết định khó khăn để đóng cửa công ty.
Ông viết: “Chúng tôi đang nỗ lực chăm sóc nhân viên và hy vọng sẽ giúp nhiều người tìm được các vai trò thay thế tại X, Google và Alphabet”.
GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
GD&TĐ - Trở về từ Đại học James Cook, Townsville (Australia), chuyên gia bảo tồn Hoàng Văn Chương chọn cống hiến cho sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên Việt Nam.
GD&TĐ - Nhóm gồm các nhà sinh vật học và nhà tiến hóa từ Trường Đại học Mỹ báo cáo vì sao dơi mang virus gây tỷ lệ tử vong cao hơn khi nhảy sang người.
GD&TĐ - Nhật Bản nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực có các hoạt động địa chấn mạnh trải dài qua Đông Nam Á và vùng lòng chảo Thái Bình Dương.