Du lịch sinh thái - cứu cánh cho ngành công nghiệp không khói

GD&TĐ - Những năm gần đây, du lịch sinh thái cộng đồng đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Du lịch sinh thái - cứu cánh cho ngành công nghiệp không khói

Ở chiều ngược lại, bản sắc văn hóa truyền thống đã góp phần “nâng cánh” cho du lịch phát triển. Sự tác động qua lại ấy đang tạo nên sự khác biệt của mỗi vùng văn hóa, cũng như mang lại lợi ích cho cộng đồng.

Sự kết hợp giữa văn hóa và du lịch

Không chỉ ở Nghệ An, nhiều tỉnh, thành trên cả nước cũng phát triển du lịch từ những đặc trưng văn hóa vùng miền như Hòa Bình, Hà Giang… Việc kết hợp giữa văn hóa và du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra tính hấp dẫn riêng có của du lịch.

Điển hình trong việc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng có thể kể đến Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) miền Tây Nghệ An. Hơn 10 năm, Khu DTSQ miền Tây Nghệ An đã trở thành một “thương hiệu” mạnh về cả sự đa dạng sinh học và đa dạng bản sắc văn hóa các dân tộc.

Điều đặc biệt là cộng đồng dân cư, người Thái ở đây vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống riêng có, từ trang phục, trang sức đến lối kiến trúc nhà sàn, từ nghề dệt vải truyền thống lâu đời đến những món ăn tinh tế như cơm lam, thịt chua, gỏi…

Không những thế, đời sống tín ngưỡng của người Thái cũng vô cùng phong phú với lễ cơm mới, lễ hội Xăng Khan mừng mùa màng tươi tốt, ước mong “người an, vật thịnh”, đặc sắc nhất là điệu xòe Thái cùng các loại nhạc cụ làm nên những nét đặc trưng truyền thống. Đó là minh chứng tiêu biểu cho mô hình phát triển du lịch có sự đóng góp tích cực của văn hóa.

Cần có chiến lược nâng tầm du lịch Việt

Theo tính toán của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), số lượng khách du lịch quốc tế năm 2007 tham gia loại hình du lịch sinh thái chiếm khoảng 7% tổng số khách quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Con số này đến nay đã gia tăng lên nhiều hơn nữa. Việt Nam được đánh giá là đất nước giàu tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái. Nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn đã được khai thác phục vụ phát triển du lịch.

Những năm qua, phát triển du lịch sinh thái là một định hướng chiến lược trong phát triển du lịch của Việt Nam, song, do nhận thức chưa đúng, loại hình du lịch này đang phát triển khá ồ ạt, mạnh ai nấy làm, trong khi công tác quản lý còn nhiều hạn chế, yếu kém.

Trong quá trình đổi mới mở cửa, giao lưu hội nhập hiện nay, tại không ít địa phương nhiều loại hình nghệ thuật đã trở nên méo mó, mai một dần, thiếu sự kết hợp, thiếu tính liên kết và ở một số nơi còn manh mún, tự phát chưa có sự quản lý và kiểm soát gắt gao. Điều này không chỉ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, mà còn làm biến dạng hoặc thương mại hóa các giá trị văn hóa bản địa.

Thiết nghĩ, để tạo bước đột phá cho du lịch, việc kết hợp khai thác các giá trị văn hóa truyền thống nói chung và của đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng cần được quan tâm và đầu tư hơn về mặt khoa học nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và nâng tầm những sản phẩm du lịch giàu tính nhân văn. Chúng ta không chỉ đơn thuần là thưởng thức thiên nhiên, mà còn phải biết tôn trọng, học hỏi và gìn giữ thiên nhiên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...