Du khách nước ngoài chụp ảnh được loài Mang tưởng chừng tuyệt chủng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Loài Mang Trường Sơn (động vật gần tuyệt chủng) đã được vợ chồng du khách người Pháp chụp ảnh tại Vườn Quốc gia Bạch Mã.

Tấm ảnh 2 cá thể Mang Trường Sơn quý hiếm gần tuyệt chủng được du khách nước ngoài chụp ảnh tại Vườn Quốc gia Bạch Mã. (Ảnh: VQGBM cung cấp)
Tấm ảnh 2 cá thể Mang Trường Sơn quý hiếm gần tuyệt chủng được du khách nước ngoài chụp ảnh tại Vườn Quốc gia Bạch Mã. (Ảnh: VQGBM cung cấp)

Ngày 20/3, Ông Nguyễn Vũ Linh, Giám đốc Vườn Quốc gia Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, loài Mang Trường Sơn gần như tuyệt chủng, được du khách nước ngoài chụp ảnh lại khi đi tham quan tại Vườn.

Cuối giờ chiều ngày 9/3 vừa qua, vợ chồng du khách người Pháp khi đi tham quan ở đỉnh Vườn Quốc gia Bạch Mã, chụp được hình loài Mang Trường Sơn quý hiếm.

Địa điểm chụp ảnh được 2 cá thể Mang Trường Sơn tại hồ bơi trước khách sạn cổ Phong Lan (Km18 + 500) thuộc đỉnh núi Bạch Mã, Vườn Quốc gia Bạch Mã.

Sau đó, những bức ảnh trên được ông Hoàng Như Phương đăng tải lên mạng xã hội và nhận nhiều ý kiến tích cực, ngạc nhiên từ cộng đồng mạng.

Qua kiểm chứng, ông Nguyễn Vũ Linh cho biết, các bức ảnh chụp đích thực là loài Mang Trường Sơn (tên khoa học Muntiacus truongsonenis) là loài thú móng guốc thuộc họ hươu nai Cervidae, phân họ Muntiacinae, giống Muntiacus.

2 cá thể Mang Trường Sơn được phát hiện qua tấm hình của vợ chồng du khách người Pháp.

2 cá thể Mang Trường Sơn được phát hiện qua tấm hình của vợ chồng du khách người Pháp.

Đây là loài động vật đặc hữu đang trong tình trạng nguy cấp, từng được phát hiện trong dãy núi Trường Sơn của Việt Nam vào năm 1997.

Sau nhiều năm không thấy xuất hiện, loài Mang Trường Sơn tưởng chừng như tuyệt chủng.

Nhưng năm 2021, tại vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện lại loài Mang Trường Sơn.

“Trong 5 năm trở lại đây, qua các hoạt động giám sát đa dạng sinh học, Vườn quốc gia Bạch Mã đã ghi nhận sự xuất hiện loài Mang Trường Sơn quý hiếm này ở nhiều vị trí thông qua hệ thống các bẫy ảnh.

Hình ảnh Mang Trường Sơn ghi lại qua bẫy ảnh tại Vườn Quốc gia Bạch Mã.

Hình ảnh Mang Trường Sơn ghi lại qua bẫy ảnh tại Vườn Quốc gia Bạch Mã.

"Điều này chứng tỏ sinh cảnh, cùng quá trình bảo tồn các loài động vật ở đây rất tốt. Có thể số lượng của loài Mang quý hiếm không chỉ có 2 cá thể này”, ông Linh khẳng định.

Giám đốc Vườn Quốc gia Bạch Mã cho biết thêm, ngoài Mang Trường Sơn, trên núi Bạch Mã còn nhiều loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, như Gà lôi trắng; Gà lôi hông tía; Rùa hộp trán vàng; Rùa núi viền; Tê tê; Cầy bay; Voọc chà vá chân nâu (Voọc ngũ sắc)...

Một số hình ảnh động vật hoang dã quý hiếm tại Vườn Quốc gia Bạch Mã thời gian qua:

Mang Trường Sơn chụp lại vào năm 2023.
Mang Trường Sơn chụp lại vào năm 2023.
Mang Trường Sơn chụp qua bẫy ảnh năm 2021.
Mang Trường Sơn chụp qua bẫy ảnh năm 2021.
Gà lôi hông tía.
Gà lôi hông tía.
Cận cảnh một cá thể Gà lôi hông tía quý hiếm.
Cận cảnh một cá thể Gà lôi hông tía quý hiếm.
Nhiều đàn Voọc chà vá chân nâu đến Bạch Mã sinh sống các năm trở lại đây.
Nhiều đàn Voọc chà vá chân nâu đến Bạch Mã sinh sống các năm trở lại đây.
Một gia đình Voọc chà vá chân nâu tại Vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: VQGBM cung cấp)
Một gia đình Voọc chà vá chân nâu tại Vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: VQGBM cung cấp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.