Du học sinh tại Australia khủng hoảng chỗ ở

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Sinh viên quốc tế đang ồ ạt trở lại Australia nhưng phải đối mặt với tình trạng thiếu nhà cho thuê trầm trọng.

Sinh viên quốc tế nhập cảnh Australia vào tháng 12/2021.
Sinh viên quốc tế nhập cảnh Australia vào tháng 12/2021.

Tình trạng này trở nên tồi tệ hơn sau khi Chính phủ Trung Quốc hủy công nhận bằng cấp trực tuyến, khiến số lượng sinh viên nước này du học tăng.

Australia hiện rơi vào tình trạng giá thuê nhà tăng vọt và thiếu chỗ ở. Ước tính, giá thuê nhà hàng năm đã tăng 20% ở một số khu vực.

Tại Sydney, giá thuê trung bình hàng tuần đã tăng 11% trong năm 2022 lên 470 USD (khoảng 11 triệu đồng), thậm chí có thể cao hơn ở các khu vực xung quanh khuôn viên trường đại học. Dù giá nhà tăng cao, Sydney và Melbourne vẫn khan hiếm nhà cho thuê. Số lượng nhà cho thuê hiện có ở hai khu vực này là 1%.

Việc thiếu chỗ ở đang gây ra những thách thức nghiêm trọng với sinh viên quốc tế - những người đang trở lại du học Australia sau khi nước này dỡ bỏ hạn chế đi lại do dịch Covid-19.

Người phát ngôn của Đại học Sydney cho biết: “Hầu hết nhà ở cho thuê dành cho sinh viên xung quanh khuôn viên trường đã kín chỗ. Nhà trường đã huy động tối đa ký túc xá, nhà ở cho thuê dành cho sinh viên; đồng thời, trợ cấp tài chính để các em trang trải tiền thuê nhà, thực phẩm và các chi phí sinh hoạt, học tập khác”.

Trung Quốc có số lượng sinh viên nước ngoài lớn nhất tại Australia. Năm 2022, hơn 613.000 học sinh, sinh viên theo học phổ thông, đại học, cao đẳng tại Australia. Trong số này, sinh viên Trung Quốc chiếm 25%, tương đương hơn 155.000 người. Theo sau là Ấn Độ (16%), Nepal (9%), Singapore (1%).

Các chuyên gia dự đoán tình trạng thiếu nhà ở sẽ trở nên tồi tệ hơn khi Chính phủ Trung Quốc hủy công nhận bằng cấp tốt nghiệp. Dự kiến khoảng 40.000 sinh viên Trung Quốc sắp nhập cảnh Australia.

Nhiều người đã đề nghị trả tiền cao hơn quảng cáo để đặt chỗ trước khi nhập cảnh. Số khác tìm kiếm nhà ở ở vùng ngoại ô xa khuôn viên trường và chấp nhận trả thêm chi phí di chuyển.

Cô Alison Chang, chủ đại lý bất động sản tại Sydney, cho biết: Rất nhiều người đăng ký trước khi chúng tôi mở rao thuê nhà. Họ không chỉ tìm nhà quanh khu vực ngoại ô gần các trường đại học mà càng mở rộng ra.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, nhu cầu gia tăng, đặc biệt từ sinh viên Trung Quốc, có thể đẩy giá thuê nhà ở Australia tăng thêm ít nhất 5% ở khu vực nội thành. Giá thuê nhà ở khu vực có phương tiện giao thông công cộng cũng dự kiến tăng.

Nhiều trường đại học cũng muốn dành chỗ ở trong ký túc xá cho sinh viên nhưng thực tế, phần lớn nhà ở dự trữ đã đầy. Một phần lý do là nhiều cựu sinh viên ở lâu hơn thời gian thuê do thiếu nhà ở ngoài khuôn viên trường. Vì vậy, các trường cũng kêu gọi nhân viên, cựu sinh viên nhường phòng cho thuê cho tân sinh viên quốc tế.

Tổ chức giáo dục quốc tế StudyPerth ước tính thành phố Perth cần khoảng 5.000 giường cho học sinh, sinh viên. StudyPerth đang làm việc với chính quyền thành phố để khuyến khích các khách sạn giảm giá cho sinh viên quốc tế.

Theo ST

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?
Nhiều nhà tuyển dụng e ngại làm việc với “gen Z” vì sự khác biệt thế hệ.

'Gen Z' và 'mác' lười biếng

GD&TĐ - Trên một số diễn đàn, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm làm việc, nhiều nhà tuyển dụng, quản lý cho biết cảm thấy khá e ngại khi làm việc với thế hệ trẻ...