Dù gian khổ chốn lao tù vẫn sáng mãi tinh thần cách mạng kiên trung

GD&TĐ - Gần 5.000 hiện vật trưng bày tại bảo tàng tái hiện phần nào sự hi sinh gian khổ của các cựu tù Phú Quốc, dù chết vẫn không lùi bước để bảo vệ cách mạng.

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ thuộc thôn Nam Quất (xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày.

Với khuôn viên rộng gần 2.000 m2, nơi đây đang lưu giữ khoảng 5.000 hiện vật, tư liệu lịch sử về hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược; trong đó có các kỷ vật của các cựu tù nhà giam Phú Quốc.

Bảo tàng được chia làm các khu: Đền thờ Bác Hồ cùng các anh hùng liệt sĩ; Khu lưu giữ vật dụng và nhiều bức ảnh tư liệu về chiến tranh chống đế quốc Mỹ; Khu trưng bày hình ảnh, mô hình về các thủ đoạn tra tấn và chứng tích về tội ác của chế độ Mỹ - Ngụy; Khu giới thiệu tấm gương kiên trung của chiến sĩ cách mạng và hoạt động của những đảng viên trong nhà tù Phú Quốc...

Cựu chiến binh Nguyễn Tiến Mộ (73 tuổi) - Phó Giám đốc bảo tàng cho biết, người khởi xướng việc sưu tầm các hiện vật để lập nên bảo tàng là ông Lâm Văn Bảng - Phó Ban liên lạc cựu tù Phú Quốc.

Với mục đích là nơi lưu giữ lâu dài các hiện vật về một thời gian khổ chốn lao tù Phú Quốc, những người cựu tù năm xưa đã tự nguyện xây dựng, quản lý và duy trì hoạt động của bảo tàng.

Để đi tới ngày toàn thắng 30/4/1975, lịch sử dân tộc ta đã phải trải qua hành trình dài đầy gian khổ, hi sinh - trong đó phải kể tới quá trình đấu tranh đầy bi tráng và hào hùng của các tù chính trị ở nhà tù Phú Quốc. Tại đây, địch đã áp dụng nhiều hình thức tra tấn dã man nhằm khuất phục tinh thần của người tù cộng sản.

"Dù vậy, ý chí kiên trung của chiến sĩ ta vẫn luôn được nêu cao vượt qua mọi thử thách, tàn khốc của nhà tù chế độ Mỹ - Ngụy. Đây cũng là trường học của các chiến sĩ cách mạng yêu nước, nơi tôi rèn ý chí quyết tâm bảo vệ Đảng, dù máu có đổ nhưng vẫn một lòng với cách mạng và nhân dân. Bảo tàng hiện cũng là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ngày nay", ông Nguyễn Tiến Mộ nói.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khải - một trong những cựu tù Phú Quốc.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khải - một trong những cựu tù Phú Quốc.

Từng nếm trải mọi đòn roi, hình thức tra tấn của địch tại nhà tù Phú Quốc, trong tâm trí của cựu chiến binh Nguyễn Văn Khải (78 tuổi) vẫn không quên được cảm giác quặn lòng khi cùng 3 đồng đội khác đưa thi thể của liệt sĩ Dương Bá Ngà - cùng quê huyện Phú Xuyên đi chôn cất. Khi đến nơi, thi hài của người đồng đội đã phân hủy.

"Anh Ngà sau khi bị kẻ thù tra tấn vẫn nhất quyết không khai bất cứ thông tin gì đã anh dũng hi sinh. Trước khi chết, anh dặn các đồng đội cùng quê Phú Xuyên rằng, khi nào các đồng chí về nhà hãy nói với gia đình rằng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ trước Đảng, cách mạng và nhân dân..." - ông Nguyễn Văn Khải bồi hồi nhớ lại.

Dưới đây là một số hình ảnh tại bảo tàng:

Những vỏ quả bom, đạn trong thời kỳ chiến tranh vẫn đang được sưu tầm, phân loại tại bảo tàng.

Những vỏ quả bom, đạn trong thời kỳ chiến tranh vẫn đang được sưu tầm, phân loại tại bảo tàng.

Tấm biển nhỏ trước cửa khu vực trưng bày mô hình "Chuồng cọp" của chế độ nhà tù Mỹ - Ngụy.

Tấm biển nhỏ trước cửa khu vực trưng bày mô hình "Chuồng cọp" của chế độ nhà tù Mỹ - Ngụy.

Mô hình mô phỏng lại cảnh tù nhân đào hầm vượt ngục nhà tù Phú Quốc.

Mô hình mô phỏng lại cảnh tù nhân đào hầm vượt ngục nhà tù Phú Quốc.

Chiếc thùng phuy nhỏ đựng rác - đồ được tù nhân Phú Quốc sử dụng để vượt ngục.

Chiếc thùng phuy nhỏ đựng rác - đồ được tù nhân Phú Quốc sử dụng để vượt ngục.

Roi cá đuối dùng để tra tấn tù nhân.

Roi cá đuối dùng để tra tấn tù nhân.

Đàn, sáo, nhị là những vật dụng được các tù nhân chính trị tự tạo trong tù để sử dụng nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước, giữ vững lời thề sắt son trước Đảng và cách mạng.

Đàn, sáo, nhị là những vật dụng được các tù nhân chính trị tự tạo trong tù để sử dụng nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước, giữ vững lời thề sắt son trước Đảng và cách mạng.

Các dụng cụ tra tấn tù nhân cùng hòn đá thiêng được đem về từ hố chôn tập thể các tù nhân nhà giam Phú Quốc.Các dụng cụ tra tấn tù nhân cùng hòn đá thiêng được đem về từ hố chôn tập thể các tù nhân nhà giam Phú Quốc.Các dụng cụ tra tấn tù nhân cùng hòn đá thiêng được đem về từ hố chôn tập thể các tù nhân nhà giam Phú Quốc.Các dụng cụ tra tấn tù nhân cùng hòn đá thiêng được đem về từ hố chôn tập thể các tù nhân nhà giam Phú Quốc.

Các dụng cụ tra tấn tù nhân cùng hòn đá thiêng được đem về từ hố chôn tập thể các tù nhân nhà giam Phú Quốc.

Lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam được các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày giương cao khi được trao trả tự do tại bờ sông Thạch Hãn năm 1973.Lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam được các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày giương cao khi được trao trả tự do tại bờ sông Thạch Hãn năm 1973.

Lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam được các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày giương cao khi được trao trả tự do tại bờ sông Thạch Hãn năm 1973.

Một số vỏ đạn bộ đội ta thu được của địch trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Một số vỏ đạn bộ đội ta thu được của địch trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Một số vỏ đạn bộ đội ta thu được của địch trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Một số vỏ đạn bộ đội ta thu được của địch trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Một số vỏ đạn bộ đội ta thu được của địch trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Vỏ đạn phòng không (dưới) và vỏ đạn DKZ của bộ đội ta sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Vỏ đạn phòng không (dưới) và vỏ đạn DKZ của bộ đội ta sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Chiếc gậy Trường Sơn của thanh niên sử dụng khi lên đường ra chiến trường chiến đấu chống giặc Mỹ xâm lược.

Chiếc gậy Trường Sơn của thanh niên sử dụng khi lên đường ra chiến trường chiến đấu chống giặc Mỹ xâm lược.

Vỏ của một quả bom quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam được sưu tầm tại bảo tàng.

Vỏ của một quả bom quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam được sưu tầm tại bảo tàng.

Vỏ lựu đạn được bộ đội ta sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Vỏ lựu đạn được bộ đội ta sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Mỗi kỷ vật chiến tranh đều mang giá trị thông điệp về hòa bình, truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

Mỗi kỷ vật chiến tranh đều mang giá trị thông điệp về hòa bình, truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ