Dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng kinh tế vĩ mô ổn định

GD&TĐ - Theo đại biểu Nguyễn Minh Sơn (đoàn Tiền Giang), kinh tế vĩ mô ổn định, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 là rất lớn.

Ảnh minh hoạ/internet
Ảnh minh hoạ/internet

Nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương dự kiến đạt được 8/12 chỉ tiêu.

Trong thời điểm vừa qua, nông nghiệp vẫn là trụ đỡ của ngành kinh tế. “Tôi muốn nhấn mạnh ở đây, để xem giải pháp của năm 2022 và những năm tiếp theo thì có giải pháp để đầu tư cho ngành nông nghiệp.

Để ngành nông nghiệp có sự bứt phá, có thể là trụ đỡ được không, nhất là trong những thời điểm khủng hoảng. Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đạt 1.42%. Cả năm dự báo đạt khoảng 3%” - đại biểu Nguyễn Minh Sơn nêu vấn đề.

Về kinh tế xã hội 2022, đại biểu đoàn Tiền Giang cơ bản nhất trí với dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước của Chính phủ. Về quốc tế, tỉ lệ phục hồi không đồng đều giữa các quốc gia trên thế giới. Đánh giá các rủi ro, vướng mắc, tác động từ bên ngoài, nhất là tình trạng từ các tập đoàn bên ngoài. 

Đối với trong nước, năm 2022 có ý nghĩa quan trọng để đưa ra chương trình phục hồi kinh tế. Nếu kết quả không nổi bật thì khó hoàn thành mục tiêu chương trình 5 năm.

Đại biểu Nguyễn Minh Sơn
Đại biểu Nguyễn Minh Sơn

Đại biểu đặt vấn đề, động lực của năm 2022 là gì? Cần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh vốn đầu tư công và huy động kinh tế xã hội. Cách thức triển khai thực hiện phải hiệu quả. Trong năm này, phải quyết liệt, rốt ráo xử lý những, tồn tại.

Về chính sách tiền tệ, tín dụng, đại biểu Nguyễn Minh Sơn nêu ý kiến: chúng ta không cần nới lỏng thêm chính sách. Tính thanh khoản tương đối dồi dào.

Tuy nhiên, giảm lãi suất vay để doanh nghiệp tiếp cận được. Hiện nay, doanh nghiệp tiếp cận rất khó khăn nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đi kèm với các đề xuất này, đề nghị ngân hàng Nhà nước kiểm soát về phát sinh nợ xấu. Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám sát chặt chẽ để tránh đổ vỡ. Về chính sách tài khoá, Quốc hội đã ban hành các chính sách; tuy nhiên quy mô còn nhỏ, hiệu lực còn thấp.

Liên quan tới quy hoạch và phát triển đô thị, đại biểu đoàn Tiền Giang cho rằng, đô thị là động lực phát triển của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.  

Qua kinh nghiệm của TP Hồ Chí Minh, nhất là trong đợt giãn cách vừa rồi mới thấy, việc quy hoạch đô thị còn những bất cập, tạo nhiều khu nghèo, khu ổ chuột, khu xóm trọ, khu liều. Trong năm 2022 chúng ta phải xem lại việc này.

“Tôi đề xuất việc này phải định hướng, tái định hướng quy hoạch phát triển đô thị” – đại biểu Nguyễn Minh Sơn nói, đồng thời nhắc đến chuyển đổi số. Theo đại biểu, chuyển đổi số phải thực hiện hết sức ráo riết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.