Dự án tái định cư 149 tỉ đồng ở Kon Tum vẫn chưa an cư

GD&TĐ - Dự án tái định cư ở Đăk Hà (Kon Tum) với kinh phí 149 tỉ đồng tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều bất cập, không đảm bảo đời sống của người dân.

Dự án tái định cư với kinh phí 149 tỉ đồng nhưng chỉ lác đác người dân đến sinh sống dẫn đến nhiều nhà cửa hư hỏng.
Dự án tái định cư với kinh phí 149 tỉ đồng nhưng chỉ lác đác người dân đến sinh sống dẫn đến nhiều nhà cửa hư hỏng.

Liên quan đến Dự án Quy hoạch bố trí dân cư tại xã Đăk H’ring (nay là xã Đăk Long, huyện Đăk Hà, Kon Tum) được xây dựng với kinh phí 149 tỉ đồng nhưng lác đác người dân đến sinh sống, tại Kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Kon Tum khoá XII, nhiệm kỳ 2021- 2026 đại biểu tại huyện này đã đưa ra nhiều bất cập.

Theo tìm hiểu, Dự án Quy hoạch bố trí dân cư tại xã Đăk H’ring được UBND tỉnh phê duyệt cuối năm 2009. Dự án được giao UBND huyện Đăk Hà làm chủ đầu tư với diện tích quy hoạch là 690 ha và tổng mức đầu tư hơn 149 tỉ đồng. Dự án được triển khai từ năm 2009, đến năm 2018 hoàn thành và đưa vào sử dụng với mục tiêu đảm bảo đời sống cho 300 hộ dân với 1.500 nhân khẩu thiếu đất sản xuất do ngập lòng hồ thủy điện Plei Krông.

Tuy nhiên, theo đại biểu Võ Thanh Chín, tổ đại biểu huyện Đăk Hà cho rằng Dự án còn nhiều bất cập khi không bảo đảm cho đời sống người dân. Cụ thể, bà con không có đất sản xuất nên hàng chục hộ dân không đến sinh sống. Đại biểu Chín cũng đề nghị làm rõ việc kinh phí để thực hiện dự án này không đạt mục tiêu thì số tiền còn lại đã đi đâu, sử dụng như thế nào và có thiếu hụt hay không…?

Ông Nguyễn Ngọc Sâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum trả lời chất vất của đại biểu.

Ông Nguyễn Ngọc Sâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum trả lời chất vất của đại biểu.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Sâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho rằng, dự án chưa đạt hiệu quả do số hộ di dân lên khu tái định thấp hơn mục tiêu đề ra. Nguyên nhân là do quỹ đất sản xuất tại khu tái định cư cấp cho người dân chưa bằng 1/3 so với diện tích dự án được duyệt. Bên cạnh đó, đa số các hộ dân quen với tập quán sản xuất, canh tác cộng đồng ở nơi cũ nên không muốn di dời lên khu vực mới. Một số hộ khác chỉ đến khu tái định cư canh tác rồi quay về làng cũ sinh sống.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, việc bố trí thiếu đất ở, đất sản xuất là do chủ đầu tư làm chậm, không ưu tiên nên chỉ bồi thường, giải phóng mặt bằng được 126 ha. Đồng thời, dự án còn nhiều hạn chế như: thiếu nước sinh hoạt, khu dân cư nằm trên đỉnh đồi lộng gió, sạt lở… Chính vì vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khắc phục tồn tại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.