Dự án kịch của học sinh phổ thông tôn vinh lịch sử Việt

GD&TĐ - Ngày 19/1, Trường phổ thông liên cấp Dewey (The Dewey Schools) cơ sở Tây Hồ Tây (Hà Nội) công chiếu vở kịch 'Đinh Bộ Lĩnh - Anh hùng cờ lau'.

Vở kịch được lên ý tưởng và triển khai thực hiện bởi các học sinh khối THPT của Trường phổ thông liên cấp Dewey cơ sở Tây Hồ Tây (Hà Nội).
Vở kịch được lên ý tưởng và triển khai thực hiện bởi các học sinh khối THPT của Trường phổ thông liên cấp Dewey cơ sở Tây Hồ Tây (Hà Nội).

Đây là dự án học tập liên môn lớn nhất trong năm, được lên ý tưởng và triển khai thực hiện bởi các học sinh khối THPT của nhà trường.

Vở kịch chuyển thể từ câu chuyện “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”, nội dung về nhân vật lịch sử Đinh Bộ Lĩnh - vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh. Ông là người đã có công dẹp loạn 12 sứ quân và trở thành vị vua đầu tiên thống nhất đất nước sau 1.000 năm Bắc thuộc, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, định đô ở vùng đất Hoa Lư, Ninh Bình.

Kịch bản được chuyển thể và biểu diễn hoàn toàn bằng tiếng Anh với mong muốn mang sử Việt đến gần hơn với cộng đồng quốc tế tại hệ thống The Dewey Schools - gồm học sinh, phụ huynh và giáo viên đến từ 13 quốc gia trên thế giới.

Đây là dự án học tập liên môn đặc sắc và quy mô nhất trong năm do chính học sinh Dewey dẫn dắt với sự tham gia của gần 150 người, bao gồm diễn viên và đội ngũ vận hành sự kiện. Dự án là sự kết hợp của nhiều môn học như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Nghệ thuật trình diễn, Nghệ thuật thị giác, Nhân văn học (humanities), Công nghệ thông tin (IT), Sáng chế (MDE)...

Trích vở kịch “Đinh Bộ Lĩnh - Anh hùng cờ lau”.

Thông qua dự án cho thấy sự hiệu quả khi áp dụng những sáng tạo đổi mới vào học tập, đặc biệt là với môn Lịch sử. Với việc trực tiếp hoá thân thành các nhân vật trong sự kiện lịch sử hay tham gia xây dựng kịch bản, biên dịch nội dung sang tiếng Anh…, học sinh đã biến kiến thức lịch sử vốn khô khan trở nên trực quan, sinh động, dễ hiểu, dễ ghi nhớ.

Bên cạnh đó, phương pháp học tập này còn truyền cảm hứng và tạo động lực để học sinh chủ động tìm tòi, khám phá, mở rộng vốn kiến thức môn lịch sử nói riêng và các môn học nói chung.

Kịch bản được chuyển thể và biểu diễn hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Kịch bản được chuyển thể và biểu diễn hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Dự án kịch còn là cơ hội để học sinh được trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau như: đạo diễn, biên kịch, diễn viên, tạo dựng bối cảnh sân khấu, âm thanh - ánh sáng, truyền thông - đối ngoại, biên phiên dịch.

Ngoài ra, học sinh được rèn luyện những kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm, lên kế hoạch, thuyết trình, phản biện, rèn luyện sự tự tin, kiên trì bám đuổi mục tiêu, chủ động với các nhiệm vụ và sáng tạo linh hoạt trong các tình huống phát sinh.

Học sinh đã biến kiến thức lịch sử khô khan trở nên trực quan, sinh động, dễ hiểu, dễ ghi nhớ.
Học sinh đã biến kiến thức lịch sử khô khan trở nên trực quan, sinh động, dễ hiểu, dễ ghi nhớ.

Thầy Dương Hồng Phúc - Giám đốc chương trình tiếng Việt khối THCS - THPT chia sẻ: The Dewey Schools áp dụng triết lý: giáo dục tổ chức sự trưởng thành của học sinh thông qua con đường tự học - tự giáo dục, giúp các em trở thành người có tâm hồn phong phú, có năng lực tự học, có tinh thần tự lập, và sống có trách nhiệm.

Nhà trường luôn đề cao phương pháp học qua dự án, học qua việc làm… để học sinh được trải nghiệm và phát huy năng lực của mình trong nhiều vai trò khác nhau.

Thông qua dự án này, các em sẽ có được những trải nghiệm trực tiếp để từ đó rút ra cho mình những bài học giá trị mà không một giáo trình nào có thể mang lại được.

Không chỉ là một bài tập liên môn, dự án được tổ chức còn góp phần giúp các em tìm hiểu sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc cũng như tôn vinh giá trị lịch sử, văn hoá, con người Việt Nam trước bạn bè quốc tế. Đó cũng chính là sứ mệnh “mang sử Việt đến gần với Thế giới” mà học sinh The Dewey School quan tâm theo đuổi.

Bạn Hoàng Phạm Thuỳ Anh - Trưởng ban tổ chức sự kiện hào hứng chia sẻ: “Dự án xuất phát từ tình yêu với môn Lịch Sử nói riêng và mong muốn lan toả những giá trị văn hoá, lịch sử đến bạn bè quốc tế nói chung vì vậy bọn mình muốn mang đến một sản phẩm giúp các bạn có thể vừa học vừa chơi và tạo hứng thú hơn với bộ môn Lịch Sử, đồng thời mang đến giá trị nhân văn cho xã hội”

Bên cạnh đó, thông qua hoạt động gây quỹ tại sự kiện này, đội ngũ thực hiện dự án dự kiến sẽ triển khai hoạt động thiện nguyện hướng đến những địa phương còn gặp nhiều khó khăn nhằm chia sẻ những giá trị tốt đẹp, giàu lòng nhân ái với tinh thần “lá lành đùm lá rách”.

Được biết, 20% tổng số tiền gây quỹ cho dự án sẽ được sử dụng để triển khai hoạt động thiện nguyện “Mang bếp ga tặng bản xa” - một dự án thuộc hệ sinh thái Nuôi em.

“Mang bếp ga tặng bản xa” là dự án tài trợ bếp ga, bình ga và chi phí sử dụng ga trong 1 năm học cho các thầy cô cắm bản tại những điểm trường vùng cao khó khăn - nơi thầy cô vẫn đang phải dùng bếp củi để nấu ăn cho học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.