Động thổ xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua Bình Dương

GD&TĐ - Sáng 29/6, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức lễ động thổ xây dựng đường Vành đai 3, đoạn qua tỉnh Bình Dương.

Lễ động thổ dự án đường vành đai 3, đoạn đi qua tỉnh Bình Dương.
Lễ động thổ dự án đường vành đai 3, đoạn đi qua tỉnh Bình Dương.

Lễ động thổ diễn ra tại nút giao thông Bình Chuẩn (TP Thuận An). Đây là nút giao thông quan trọng có một phần trùng với đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đã được tỉnh Bình Dương xây dựng trước đó.

Dự án đường vành đai 3, đoạn đi qua tỉnh Bình Dương có 2 dự án, gồm: Dự án thành phần 5 (Xây dựng đường Vành đai 3); Dự án thành phần 6 (Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đường Vành đai 3).

Dự án đường Vành đai 3 có điểm đầu là nút giao Tân Vạn, điểm cuối tuyến tại cầu Bình Gởi.

Dự án đường vành đai 3, đoạn đi qua tỉnh Bình Dương có điểm đầu tại nút giao thông Tân Vạn.

Dự án đường vành đai 3, đoạn đi qua tỉnh Bình Dương có điểm đầu tại nút giao thông Tân Vạn.

Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 26,6km. Trong đó, nút giao Tân Vạn dài 2,4km; đoạn Bình Chuẩn - sông Sài Gòn dài 8,9km. Đoạn trùng đường Mỹ Phước - Tân Vạn dài 15,3km.

Dự án có quy mô đầu tư 8 làn xe cao tốc có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Dự án đường vành đai 3, đoạn đi qua tỉnh Bình Dương có điểm cuối tại cầu Bình Gởi.
Dự án đường vành đai 3, đoạn đi qua tỉnh Bình Dương có điểm cuối tại cầu Bình Gởi.

Tổng mức đầu tư (theo quyết định phê duyệt dự án) là hơn 19.000 tỉ đồng. Trong đó, dự án thành phần 5 là gần 6.000 tỉ đồng, dự án thành phần 6 là 13.000 tỉ đồng.

Tổng diện tích đất thực hiện dự án khoảng 129,32ha, với khoảng 1.496 người dân bị ảnh hưởng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lạc quan trong thận trọng

GD&TĐ - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố dự báo mới về tình hình và triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới cùng những nền kinh tế lớn cho năm 2024, 2025.

Số lượng du học sinh tại Hà Lan tăng đột biến.

Hà Lan tăng cường kiểm soát du học sinh

GD&TĐ - Chính phủ Hà Lan thông báo sẽ tiếp tục giảm số chương trình đại học giảng dạy bằng tiếng Anh nhằm tăng cường kiểm soát số lượng sinh viên quốc tế.