Động thái của TP Hồ Chí Minh sau khi Hải Phòng mượn 500.000 liều vắc xin Sinopharm

GD&TĐ - Do số vắc xin Hải Phòng đăng ký với Bộ Y tế chưa được phân bổ nên TP Hải Phòng vừa có công văn hỏa tốc gửi Bộ Y tế, UBND TP Hồ Chí Minhh mượn 500.000 liều vắc xin Sinopharm.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tại buổi họp báo thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh chiều 5/8, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cho biết, ông chưa nhận được Công văn 5322 của UBND TP Hải Phòng nhưng đã đọc được văn bản này trên mạng.

Ông Dương Anh Đức cho hay, TP Hồ Chí Minh là thành phố nghĩa tình, luôn luôn vì cả nước, cùng cả nước. Vì thế, đối với Công văn 5322 của UBND TP Hải Phong thì UBND TP Hồ Chí Minh sẽ xem xét và trả lời trong thời gian sớm nhất.

Chị Bùi Thị Thanh Nhung - nhân viên y tế đầu tiên của thành phố được tiêm phòng vắc xin. Ảnh: CTTĐT Hải Phòng.

Chị Bùi Thị Thanh Nhung - nhân viên y tế đầu tiên của thành phố được tiêm phòng vắc xin. Ảnh: CTTĐT Hải Phòng.

Trước đó, trong ngày 5/8, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng ký công văn hỏa tốc số 5322 gửi Bộ Y tế, UBND TP Hồ Chí Minh mượn tạm 500.000 liều vắc xin Sinopharm về phòng chống dịch Covid-19.

Văn bản nêu rõ, tại nhiều địa phương trên cả nước, diễn biến dịch bệnh Covid-19 đang phức tạp, nguy cơ xâm nhập, lây lan và bùng phát tại TP Hải Phòng rất cao. Do đó, việc việc chuẩn bị vắc xin để tiêm cho người dân trên địa bàn thành phố trở nên cấp bách.

Hiện nay, Hải Phòng có trên 2 triệu dân, số người đủ điều kiện để tiêm vắc xin khoảng 1,6 triệu người. Tuy nhiên, đến nay, Bộ Y tế mới cấp cho Hải Phòng gần 165.000 liều.

UBND TP Hải Phòng đã đăng ký với Bộ Y tế hỗ trợ thành phố 2 triệu liều vắc xin Sinopharm và 1,2 triệu liều vắc xin các loại khác.

TP Hồ Chí Minh hiện đang có khoảng 1 triệu liều vắc xin loại Sinopharm. Trong khi đó, Hải Phòng chưa nhận được số lượng vắc xin đã đăng ký. Bởi vậy, UBND TP Hải Phòng để nghị TP Hồ Chí Minh cho mượn tạm 500.000 liều vắc xin Sinopharm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.