Đồng Nai: Xây dựng mô hình trường học tiên tiến

GD&TĐ - Từ đầu năm học 2016 - 2017, Sở GD&ĐT Đồng Nai đã trình “Dự án đầu tư trang thiết bị trường học tiên tiến hiện đại giai đoạn 2016 - 2020”. UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt Dự án này, với tổng mức đầu tư dự trù ban đầu gần 500 tỷ đồng.

HS sử dụng bảng tương tác thông minh trong tiết học Vật lý ở Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, Biên Hòa, Đồng Nai (ảnh: Phương Uyên)
HS sử dụng bảng tương tác thông minh trong tiết học Vật lý ở Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, Biên Hòa, Đồng Nai (ảnh: Phương Uyên)

Chuyển biến mạnh mẽ chất lượng GD

Quá trình triển khai thực hiện Dự án, các cơ quan chức năng đã rà soát, điều chỉnh những hạng mục không cần thiết, đồng thời tổ chức đấu thầu cạnh tranh đúng quy định, đã khiến tổng mức đầu tư cho Dự án này giảm hơn 100 tỷ đồng.

Tổng cộng có 26 trường học trên địa bàn tỉnh (1 trường mầm non; 11 trường tiểu học; 10 trường THCS và 4 trường THPT) đã, đang được hưởng lợi trực tiếp từ Dự án này.

Dự án đầu tư trang thiết bị trường học tiên tiến hiện đại giai đoạn 2016 - 2020 của ngành GD Đồng Nai, triển khai được hơn 80% khối lượng công việc so với kế hoạch đã đề ra, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ chất lượng dạy- học ở các cơ sở GD nêu trên. Là 1 trong những đơn vị tiên phong xây dựng mô hình trường học tiên tiến của Dự án nói trên, Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh (Biên Hòa, Đồng Nai) đang nổi lên nhiều tín hiệu đáng phấn khởi.

Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - thầy Phan Quang Vinh cho biết: Để có một ngôi trường hiện đại, theo kịp những đòi hỏi ngày càng cao của thời kỳ “cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” hiện nay, tất cả cán bộ, giáo viên trường chúng tôi phải ra sức bồi dưỡng nâng cao trình độ áp dụng CNTT vào tất cả các hoạt động GD của nhà trường, xác định đó là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo.

Hiện, nhà trường có 30 phòng học kiên cố và các phòng chức năng. Trong đó, 20 phòng học được trang bị theo mô hình trường học tiên tiến; 10 phòng học với máy tính được kết nối Internet băng thông rộng và ti vi màn hình lớn; 1 phòng studio với trang thiết bị hiện đại để làm bài giảng điện tử (có thể được truyền hình trực tiếp khắp nơi); 1 phòng truyền hình nội bộ; 3 phòng thí nghiệm thực hành bộ môn đúng chuẩn; 2 phòng học ngoại ngữ; 3 phòng học vi tính phục vụ tốt cho dạy và học. Đặc biệt, hệ thống Datavideo (phim trường ảo) của trường đảm bảo tốt cho việc quay dựng các bài giảng điện tử.

Nỗ lực để đổi mới thành công

Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đã kết hợp với Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên nòng cốt các kiến thức căn bản về Internet các vật dụng (Internet of Things). Chương trình tập huấn được nhân rộng ra cho 181 HS đam mê về CNTT. Năm học 2017 - 2018 vừa qua, các em trường Nguyễn Hữu Cảnh tham gia “Cuộc thi đua thuyền lập trình Arduino bằng năng lượng mặt trời” do Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM tổ chức đã đạt nhiều giải cao.

Nhà trường đã mời cố vấn GD toàn cầu của Microsoft về tập huấn khóa học “Kích hoạt sáng tạo” cho giáo viên. Bên cạnh đó, nhà trường mời giảng viên của Trường Cao đẳng Phát thanh và Truyền hình (PT- TH) về tập huấn cho giáo viên cốt cán các tổ chuyên môn về kỹ thuật quay dựng phim cơ bản; mời kỹ thuật viên của Đài PT-TH Đồng Nai; Đài PT-TH Biên Hòa hướng dẫn thêm về kỹ thuật quay dựng phim cho các giáo viên, để thu âm các bài giảng thực hiện ở phim trường ảo của nhà trường.

Đối với HS, Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đưa hơn 150 bài giảng điện tử lên mạng, đã tạo một nguồn học liệu mở đa dạng có chất lượng, giúp các em thêm nguồn tài liệu tham khảo thiết thực phong phú, ôn lại bài học và hướng dẫn giải đề trực tuyến với chính giáo viên của mình. Các tiết học nhờ đó trở nên trực quan, sinh động, hứng thú với bảng điện tử thông minh, sách giáo khoa điện tử, phần mềm thiết kế bài giảng E-learning. Bản thân các em cũng được trang bị các kĩ năng ứng dụng CNTT vào học tập, phát triển các kĩ năng mềm như thuyết trình, xử lý tình huống, hợp tác nhóm...

Thầy Hiệu trưởng Phan Quang Vinh nhấn mạnh: Không quyết liệt đổi mới cách dạy- cách học, ngại khó, ngại khổ vận dụng CNTT vào quản lý và dạy học, thì nhà trường sẽ ngày càng tụt hậu. Phải dốc tối đa mọi nỗ lực thì mới đổi mới thành công. Các trang thiết bị dạy - học tiên tiến ở Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh được khai thác tối đa tính năng ưu việt, góp phần tạo không khí giờ lên lớp khá sinh động, hào hứng, nâng cao sự tương tác tốt giữa thầy với trò, giữa trò với trò ngày càng thân thiện hiệu quả, kích thích cao độ niềm đam mê khám phá cho HS.

Bên cạnh đó, công tác quản lý của tổ trưởng chuyên môn, của các tổ chức Đảng - Đoàn thể trong trường với Ban giám hiệu trường rất thuận lợi, thông suốt. Việc kiểm soát tình hình các hoạt động và xử lý thông tin trong trường, cũng nhờ phương tiện kỹ thuật - công nghệ dạy học hiện đại đạt hiệu quả rất tốt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.