Theo đó, Sở đặt ra các tiêu chí: tăng tỉ lệ thư viện trường học đạt chuẩn, thư viện tiên tiến, thư viện xuất sắc so với năm học 2018-2019. Xây dựng mô hình thư viện điểm của từng cấp học.
Phấn đấu 100% các trường học có thư viện độc lập, đảm bảo diện tích, số lượng tài liệu và trang thiết bị thư viện. Bố trí thư viện ở nơi thuận lợi để phục vụ giáo viên và học sinh. Trang bị và sử dụng hiệu quả các thiết bị nghe, nhìn và bố trí máy tính có kết nối internet tại thư viện để phục vụ giáo viên, học sinh truy cập, tìm tài liệu hỗ trợ cho việc giảng dạy, học tập.
Sở yêu cầu các đơn vị: Tập trung nguồn lực tổ chức, triển khai mô hình Thư viện thân thiện trường tiểu học tại 13 trường/11 huyện, thành phố phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, từng bước nhân rộng mô hình phù hợp với học sinh tiểu học; Các trường đạt chuẩn quốc gia phải có thư viện đạt chuẩn trở lên; Tích cực ứng dụng CNTT trong công tác thư viện trường học…
Ngoài ra, Sở cũng yêu cầu các trường học phân công một lãnh đạo trực tiếp phụ trách công tác thư viện; bố trí nhân viên làm công tác thư viện ổn định, đúng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; dành thời lượng phù hợp để tổ chức các tiết đọc thư viện;
Bố trí nguồn kinh phí hợp lý cho công tác thư viện và tăng cường phối hợp, huy động các nguồn lực xã hội hóa để xây dựng và tổ chức hoạt động thư viện; quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ nhân viên thư viện nâng cao đời sống, yên tâm công tác.
Với trường tổ chức học 2 buổi/ngày, thư viện cần bố trí thời khóa biểu hợp lý để học sinh có thời gian đến thư viện tìm sách và đọc sách. Các trường học 1 buổi/ngày phải có lịch phục vụ cụ thể theo các khối lớp vào giờ ra chơi, trước và sau buổi học;…
Triển khai hiệu quả mô hình thư viện thân thiện, thực hiện các phương thức đưa sách, báo, tài liệu đến tay bạn đọc; thư viện các trường tổ chức tuyên truyền, giới thiệu sách cho giáo viên, học sinh tối thiểu 1 tháng/lần…