Mong muốn và mối quan tâm lớn nhất của nhà cung cấp là kiếm được nhiều lợi nhuận từ người mua. Quy tắc đơn giản này cũng hoàn toàn chính xác trong lĩnh vực khí đốt, ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận hàng tỷ đô la.
Năm ngoái, các công ty dầu khí của Mỹ đã nhận được khoản lợi nhuận khổng lồ, đến mức kỷ lục, do châu Âu lo ngại không còn nhiên liệu. Đương nhiên họ vẫn muốn tiếp tục kiếm tiền từ những khách hàng đang sợ hãi, bằng cách sử dụng công cụ gây áp lực thị trường cho việc này.
Nhưng không phải tất cả các khách hàng khí đốt của Mỹ đều dễ bị đe dọa dưới phương thức vận động hành lang như ở châu Âu.
Chuyên gia phân tích Stephen Staprzynski của hãng tin Bloomberg nhận xét, chiến lược hiệu quả của Mỹ đã bị một nước đồng minh là Hàn Quốc phá vỡ.
Hàn Quốc không còn muốn mua LNG của Mỹ theo các hợp đồng dài hạn. |
Các công ty Hàn Quốc đã bắt đầu tránh hoàn toàn việc ký giao dịch LNG dài hạn mới, bởi vì họ không muốn bị vướng vào giá cao trong những hợp đồng kéo dài hàng thập kỷ.
Thay vào đó, Hàn Quốc sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường giao ngay, bất chấp sự biến động và dễ thay đổi của phương thức giao dịch này.
Seoul sẽ bù đắp cho những biến động về cung và cầu bằng nguồn dự trữ chiến lược, cũng như phát triển năng lượng hạt nhân.
Ngược lại, những khách hàng khác đang gấp rút ký hợp đồng mua LNG kéo dài nhiều thập kỷ, bất kể giá cả, để đảm bảo an ninh năng lượng.
Nhưng theo quan điểm của các nhà nhập khẩu Hàn Quốc, dựa trên thông lệ trong hai năm qua, đây là bước đi sai lầm. Mức giá cao của hợp đồng tương lai dài hạn vẫn sẽ giữ nguyên ngay cả khi lô hàng được bán lại trên đường đi trong khi đang vận chuyển đến tay khách hàng.
Ví dụ, gần đây Tập đoàn Petrobras của Brazil đã mua lại hàng hóa từ tàu chở LNG Alliance đang trên đường đến Vương quốc Anh. Vì vậy, rõ ràng các hợp đồng dài hạn không phải là cách an toàn để đảm bảo an ninh năng lượng, việc trả quá cao là vô nghĩa.
Hàn Quốc tỏ ra không đồng ý với yêu cầu của các thương nhân Mỹ. Các nhà nhập khẩu tin rằng việc cô lập ý chí của khách hàng - người tự quyết định nên chọn cái gì, điểm trao đổi hay hợp đồng, là điều không thể chấp nhận được.
10 tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới. |