Đồng hành với giai đoạn chông chênh của con

GD&TĐ - Thắng là một thiếu niên 17 tuổi. Cậu thường nghi ngờ rằng mình bị trầm cảm nặng. Bởi bất cứ khi nào cậu cố gắng kể chuyện này với cha mẹ mình, họ đều gạt đi.

Đồng hành với giai đoạn chông chênh của con

Điều này càng khiến cậu nghĩ mình là một thiếu niên thất thường điển hình.

“Làm cách nào để cháu có thể khiến bố mẹ hiểu tình trạng của cháu rất nghiệm trọng, và cháu cần sự giúp đỡ của họ?” – Thắng đã tìm đến bác ruột để xin lời khuyên. Bác của Thắng không tỏ ra ngạc nhiên về những gì vừa nghe. Bác im lặng một lúc rồi nói: “Câu hỏi của cháu khiến bác có rất nhiều cảm xúc.

Cháu biết không, khi học trung học, bác cũng bắt đầu gặp vấn đề nghiêm trọng với chứng trầm cảm. Ông bà nội của cháu dường như cũng không hiểu tình hình nghiêm trọng như thế nào. Không phải vì họ không quan tâm, mà vì những vấn đề của chính họ với sự kỳ thị, phủ nhận và sợ hãi. Kết quả là, bác đã mất một thời gian dài thê thảm để có được sự hỗ trợ cần thiết.

Vì vậy, lời khuyên mà bác đưa ra cho cháu ở đây là những gì bác ước bác đã biết hơn hai thập kỷ trước. Tuy nhiên, cháu hãy nhớ rằng nếu không biết hoàn cảnh đặc biệt của cháu, bác không thể cung cấp cho cháu hướng dẫn chính xác về những gì cháu nên hoặc không nên làm, ngoại trừ việc nói thế này: cháu xứng đáng nhận được sự giúp đỡ mà cháu cần để cảm thấy tốt hơn. Vì vậy cháu đừng bao giờ bỏ cuộc.

Nếu như bố mẹ cháu không quyết liệt ngăn cấm, cháu sẽ có vài cách khác nhau để tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Bác sẽ phác thảo với hy vọng rằng cháu sẽ có thể đưa ra quyết định phù hợp với tình huống cụ thể của mình”.

Bác nhấp một ngụm trà loãng rồi tiếp tục trò chuyện với thái độ ân cần, tỉ mỉ, khiến Thắng cảm thấy tràn đầy hi vọng và biết ơn: “Khi cháu càng muốn thu mình lại, cháu càng phải giao tiếp nhiều hơn. Những cuộc trò chuyện sẽ khiến người khác hiểu cháu đang cảm thấy gì và cháu cần gì ở họ.

Có thể cha mẹ của cháu chỉ đơn giản là không hiểu trầm cảm thực sự là gì, và họ càng không chấp nhận được việc cháu đang thực sự trải qua nó. Cháu có thể thử chia sẻ với bố mẹ một hoặc hai bài báo, thậm chí có thể kể lại với họ cuộc trò chuyện của bác cháu mình.

Bác biết có thể cháu khó mở lòng với bố mẹ, nhưng đó là cách chắc chắn nhất để giúp họ hiểu rõ hơn những gì cháu đang trải qua. Đôi khi các ông bố bà mẹ nhầm tưởng rằng thanh thiếu niên sẽ tự thoát khỏi trầm cảm, trong khi điều đó thực sự không đúng. Có thể hữu ích hơn nếu cháu giải thích cho bố mẹ về tác động của chứng trầm cảm đối với mình.

Cháu nghĩ sao về việc chủ động nói: Bố ơi, con biết bề ngoài con có vẻ cứng rắn nhưng đôi khi con lại có những suy nghĩ thật đen tối, như ước gì mình biến mất mãi mãi. Đó là lý do tại sao con muốn tìm một nhà trị liệu có kinh nghiệm giúp con đối phó với khủng hoảng.

Hoặc: Mẹ ơi, con cảm thấy dường như những thứ đã từng quan trọng với con không còn tồn tại nữa. Con không có cảm xúc với bất cứ thứ gì. Mẹ có thể nói chuyện với con một lúc được không?

Cháu hãy thử những cách mà bác vừa phác thảo. Bác hi vọng bố mẹ sẽ lắng nghe cháu. Nhưng bất cứ khi nào cháu cần một người bạn để chia sẻ, thì bác luôn sẵn sàng”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Bến Hải. Ảnh: ITN

Nội sinh từ khát vọng

GD&TĐ - Đất nước mình có rất nhiều dòng sông! Nhưng chắc chắn, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải.