Đồng hành cùng trò thi tốt nghiệp THPT đợt 2

GD&TĐ - Là đơn vị có HS phải thi đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT, thầy Võ Văn Nghiêm, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Thanh Hiền, huyện Cái Bè (Tiền Giang) chia sẻ việc hỗ trợ, động viên để các em vững tâm ôn tập.

Thí sinh tỉnh Tiền Giang trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1.
Thí sinh tỉnh Tiền Giang trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1.

Tránh tâm lý chủ quan, chán nản

Theo thầy Võ Văn Nghiêm, tình hình dịch bệnh phức tạp, học sinh phải thi đợt 2, việc này phần nào ảnh hưởng đến tâm lý. Thầy Nghiêm luôn động viên học sinh hãy yên tâm ôn tập. Dịch bệnh phức tạp, nhưng đã có các cấp lãnh đạo và toàn thể xã hội chung tay ngăn chặn quyết liệt, do đó dịch bệnh sẽ sớm được khống chế.

 Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp cùng các cơ quan có liên quan, đồng thời cũng sẽ chỉ đạo cho Sở GD&ĐT và nhà trường chuẩn bị chu đáo từ khâu đăng ký dự thi, công tác chuẩn bị thi, tổ chức thi… cho các em dự thi đợt 2 một cách an toàn, công bằng, khách quan, đúng quy chế, đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh. 

Thầy Võ Văn Nghiêm, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Thanh Hiền, huyện Cái Bè (Tiền Giang).
Thầy Võ Văn Nghiêm, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Thanh Hiền, huyện Cái Bè (Tiền Giang).

Nhà trường cũng nhắc nhở các em cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp an toàn phòng chống dịch theo khuyến cáo của ngành Y tế (5K, không đi lại những nơi khác khi không cần thiết, không đến những nơi có dịch, hạn chế ra khỏi địa phương…). Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý; không thức khuya; thường xuyên vận động để cơ thể khỏe mạnh…

Để tránh tâm lý học sinh chủ quan, chán nản, thầy cô và phụ huynh học sinh phải ra sức động viên, khích lệ các em xác định đúng tầm quan trọng của kỳ thi này. Đồng thời phân tích, động viên các em thi đợt 2 sẽ có lợi thế hơn đợt 1 là thời gian chuẩn bị dài hơn, chu đáo hơn, có đề minh họa thực tế hơn… chắc chắn sẽ làm bài tốt hơn.

Trước khi bước vào kỳ thi, thầy cô giáo cùng phụ huynh nhắc nhở con em chăm lo cho bản thân; có chế độ sinh hoạt, ăn, uống, nghỉ ngơi hợp lý để có sức khỏe tốt nhất tham gia kỳ thi.

Trong những ngày thi, nếu thí sinh có dấu hiệu ho, sốt thì phụ huynh liên hệ ngay với cơ quan y tế địa phương gần nhất để được hướng dẫn và có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời báo nhanh đến giáo viên chủ nhiệm, thông tin kịp thời đến điểm thi để có biện pháp xử lý phù hợp, bảo đảm an toàn.

Trường hợp thí sinh đang dự thi có dấu hiệu ho, sốt thì trưởng điểm thi báo cáo nhanh về Hội đồng thi, phối hợp với cơ quan y tế để xử lý kịp thời.

Thí sinh TP Mỹ Tho, Tiền Giang trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1.
Thí sinh TP Mỹ Tho, Tiền Giang trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1.

Nhà trường, phụ huynh đồng hành cùng trò

Theo thầy Võ Văn Nghiêm, trong thời gian giãn cách xã hội chờ thi đợt 2, nhà trường có học sinh tham gia thi đợt 2 vẫn tiếp tục tiến hành ôn tập cho các em bằng hình thức trực tuyến.

Về thời lượng vẫn như đợt 1, ngoài việc thầy cô hướng dẫn các em ôn đi, ôn lại kiến thức cơ bản, còn giải các đề thi lần 1 để rút kinh nghiệm, đồng thời luôn động viên tinh thần cho các em kiên trì an tâm ôn tập, không mặc cảm, không dao động…

Những vấn đề còn sai sót trong quá trình ôn luyện, giải đề là bài học kinh nghiệm để em thực hiện tốt cho lần thi chính thức. Cần lưu ý cách làm bài thi, cách tô đáp án đã chọn vào phiếu trả lời trắc nghiệm, những kiến thức còn khiếm khuyết cần phải bổ sung...

Để đợt 2  thi đạt kết quả tốt, thầy Nghiêm khuyên học sinh phải chuyên cần hơn; phải tăng cường luyện tập bộ đề nhiều hơn (tập giải quyết 1 câu trong vòng 30 - 40 giây), bám sát nội dung mà thầy, cô đã hướng dẫn, đặc biệt là phải tự tin, đừng cho rằng đề thi đợt 2 dễ hơn đợt 1 và ngược lại.

Trong quá trình làm bài phải đọc kỹ câu dẫn, gạch chân các từ khóa, chọn những câu biết, câu dễ thì làm trước (thông thường cấu trúc đề sắp xếp từ câu dễ đến câu khó, càng về câu cuối càng khó), còn các câu không biết và khó thì từ từ suy nghĩ làm sau, cuối cùng đừng bỏ sót câu nào.

Trong trường hợp đang thực hiện giãn cách xã hội, về phía nhà trường sẽ kết hợp với phụ huynh học sinh thôg tin  thông qua các kênh như: Sổ liên lạc điện tử, Website của trường, đài phát thanh ở địa phương…

Đặc biệt là thông qua mối liên hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh bằng điện thoại, nhà trường giúp học sinh nắm bắt thông tin chính thống về diễn biến dịch bệnh, để không hoang mang dao động mà an tâm ôn tập. Đồng thời nhà trường cũng liên hệ phụ huynh học sinh cung cấp thời khóa biểu ôn tập trực tuyến để cha mẹ theo dõi, nhắc nhở con em ôn tập đầy đủ, đúng lịch.

Các em cần xem lại các kiến thức trọng tâm mà thầy cô đã ôn tập. Lưu ý các chủ đề, dạng câu hỏi theo cấu trúc đề minh họa, đề thi đợt 1 của Bộ GD&ĐT. Nếu các em tham gia ôn tập đầy đủ và nghiêm túc các buổi ôn tập của thầy cô (ôn trực tiếp hoặc trực tuyến) thì đủ năng lực, kiến thức tham gia kỳ thi và sẽ đạt kết quả tốt. Thầy Võ Văn Nghiêm.
Ngành Giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.