Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Cấp ủy, người đứng đầu các cơ quan quản lý trong ngành Giáo dục phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân trong các phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt" gắn với việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời và ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng.
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong toàn Ngành được xây dựng, hoàn thiện theo tinh thần đổi mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; cụ thể hóa các tiêu chí thi đua, tiêu chuẩn đánh giá khen thưởng; hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng theo tính chất công việc hoặc theo đối tượng thực hiện.
Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các phong trào thi đua
Giai đoạn 2015 - 2020 sẽ tiếp tục triển khai phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt" gắn với nội dung yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.
Thực hiện nghiêm túc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua; thông qua các phong trào thi đua, lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc để biểu dương, khen thưởng kịp thời.
Đổi mới công tác khen thưởng
Đổi mới công tác khen thưởng trước hết là chủ động phát hiện, đề xuất, xây dựng kế hoạch, lựa chọn được các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng kịp thời, chính xác, chú trọng công tác khen thưởng thành tích đột xuất, đặc biệt xuất sắc.
Ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn khen thưởng đảm bảo nguyên tắc khen thưởng được chính xác, không chồng chéo; thành tích đến đâu, khen đến đó.
Chú trọng khen thưởng các tập thể nhỏ, khen thưởng giáo viên, giảng viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy, người lao động trong các cơ sở giáo dục; các nhà giáo là nữ; nhà giáo công tác ở vùng khó; khen thưởng kịp thời nhà giáo có thành tích trong giáo dục đạo đức, bồi dưỡng học sinh, sinh viên thi quốc gia, quốc tế đạt giải cao; giúp đỡ học sinh yếu kém; gương HSSV nghèo vượt khó, dũng cảm; gương HSSV có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện đạo đức...
Phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến
Xây dựng và ban hành tiêu chí đánh giá các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trong ngành Giáo dục. Cơ quan quản lý giáo dục các cấp, cấp ủy, chính quyền các cơ sở giáo dục phải chủ động gắn với cơ sở, với người lao động để phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng gương điển hình, tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; gắn kết chặt chẽ với các cơ quan báo chí, thông tin, truyền thông trong việc tuyên truyền và nhân rộng điển hình tiên tiến;
Nâng chất đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởngXây dựng đội ngũ công chức, viên chức, làm công tác thi đua, khen thưởng từ Bộ tới các cơ sở giáo dục đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Bảo đảm mỗi cơ sở giáo dục mà người đứng đầu có thẩm quyền công nhận danh hiệu thi đua có ít nhất 1 cá nhân chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng...Đổi mới nội dung hoạt động và nâng cao trách nhiệm của các thành viên Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp trong việc đề xuất, tham mưu nội dung các phong trào thi đua, xét công nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng; kiểm tra, giám sát các hoạt động về thi đua, khen thưởng, đảm bảo tính khách quan, chính xác, kịp thời trong việc xét khen thưởng.Tổ chức các lớp bồi dưỡng về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về thi đua, khen thưởng và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thi đua, khen thưởng.Với tinh thần đoàn kết, sáng tạo và đổi mới căn bản toàn diện, ngành GD&ĐT quyết tâm thi đua thực hiện tốt lời dạy của Bác: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Người lãnh đạo, quản lý phải biết sử dụng hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng nhằm thực hiện mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Trên thực tế, đặc biệt trong ngành Giáo dục, việc khen thưởng thường được coi trọng bởi yếu tố tinh thần; theo tâm lý chung mỗi người đều mong muốn được lãnh đạo đánh giá đúng sự cố gắng, tích cực của bản thân.
Mỗi lời động viên, khích lệ kịp thời của lãnh đạo sẽ có tác dụng tích cực, tạo tâm trạng phấn khởi trong công tác và tạo động lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thực hiện “khen thưởng công bằng, kịp thời” của người lãnh đạo quyết định sự thành công của đơn vị và sự thành công của công tác thi đua, khen thưởng nói chung.
3.Tổ chức công tác thi đua là một nghệ thuật, khi phát động một phong trào phải chú trọng các yếu tố: Chọn vấn đề phải phù hợp, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo người tham gia, các vấn đề phải có mục tiêu cụ thể; tổ chức phát động và thực hiện phải khuấy động được lòng người; khẩu hiệu thi đua phải dễ hiểu, dễ làm; hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu, sao cho cơ sở có thể đọc hiểu và làm được; sơ kết thường xuyên và bổ sung kịp thời; phổ biến và nhân rộng điển hình tiên tiến.
4.Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát và giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân về công tác thi đua, khen thưởng nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng, công khai, tạo được động lực phấn đấu cho các tập thể, cá nhân.