Đòn tấn công dầu đá phiến Mỹ vào thời điểm dễ bị tổn thương nhất

GD&TĐ - Liên kết giữa Nga và Ả Rập Saudi đã gây ra những tác hại không nhỏ đối với ngành dầu đá phiến Mỹ.

Đòn tấn công dầu đá phiến Mỹ vào thời điểm dễ bị tổn thương nhất

Khi Ả Rập Saudi thực hiện các biện pháp khẩn cấp và chấp nhận rủi ro thông qua việc cắt giảm đáng kể sản lượng, sau đó còn lôi kéo Nga tham gia quá trình này, cả thế giới đều coi ý tưởng nói trên là ngây thơ và thiếu tính thực tiễn.

Vào thời điểm đó, giá dầu thô theo nhận xét không thể lay chuyển được, ngay cả những yếu tố thị trường đặc biệt.

Nhưng một điều kỳ diệu đã xảy ra và tình hình thay đổi hoàn toàn. Thực trạng này được mô tả bởi nhà báo Irina Slav đến từ ấn phẩm Oilprice.

Sáng kiến ​​của các đối tác OPEC+ ban đầu không gây xôn xao vì nhóm hầu như luôn bán phá giá và cắt giảm cân đối để tăng lợi nhuận cho hoạt động sản xuất của mình.

Trong khi đó ngành khai thác dầu đá phiến Mỹ luôn phản ứng rất nhạy cảm trước những bước đi của liên minh xuất khẩu, họ nỗ lực khoan rất nhanh, đưa giếng mới vào hoạt động nhằm tăng sản lượng khai thác.

Tuy nhiên hiện nay như chúng ta đã biết, toàn bộ ngành khai thác dầu của Hoa Kỳ đều dựa trên việc sử dụng theo cách nghiêm ngặt nhất những mỏ đã được phát hiện, khiến chúng nhanh chóng cạn kiệt.

Rất khó để duy trì sản lượng đã đạt được chứ chưa nói đến chuyện tăng, đặc biệt là với sự trợ giúp của các giếng mới. Điều này đơn giản là không thể.

Ngành khai thác dầu đá phiến Mỹ với chi phí cao không thực sự mang lại lợi nhuận như các nước OPEC+.

Ngành khai thác dầu đá phiến Mỹ với chi phí cao không thực sự mang lại lợi nhuận như các nước OPEC+.

Ngoài ra ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ đã bước vào một thời kỳ rất đáng lo ngại, khi cả hoạt động tài chính và kinh tế đều không còn được triển khai ngay lập tức do giá dầu tăng, hoặc quyết định của các đối thủ trong khối OPEC.

Nói cách khác, sau khi nghiên cứu và hiểu rõ tình hình thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh, Nga và Ả Rập Saudi đã tấn công các nhà sản xuất Mỹ vào thời điểm không thích hợp nhất đối với họ, đúng lúc dễ bị tổn thương nhất.

Cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống bao trùm ngành khai thác mỏ của Mỹ khiến nước này dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài, điều mà Moskva và Riyadh đã cố gắng tận dụng. Không ai cười nhạo việc họ tự nguyện cắt giảm sản lượng nữa, giờ đây là một vũ khí đáng gờm.

Có lẽ các công ty năng lượng ở nước ngoài đã cảm thấy hối hận về việc áp dụng chiến lược thực dụng mới trong ngành, nhưng họ không thể thay đổi bất cứ điều gì, vì quán tính của việc cắt các địa điểm khoan quá mạnh và sẽ không thể vượt qua trong thời gian vài tháng tới, nếu không muốn nói là vài năm.

Trong khi đó, các đối tác thuộc khối OPEC+ đang ăn mừng chiến thắng khi giá dầu lên cao, giúp bù đắp mọi chi phí cũng như tổn thất trước đó.

Trung Quốc và Ấn Độ đã giúp Nga bằng cách mua lượng lớn dầu thô.

Theo OilPrice

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ