Vấn đề lớn phát sinh khi Trung Quốc tăng xuất khẩu sang Nga nhằm thay thế Mỹ

GD&TĐ - Tại Nga, thị trường thứ cấp đối với container hàng hóa đang biến động mạnh, khi được bán rẻ gần một nửa so với các nước khác trên thế giới.

Vấn đề lớn phát sinh khi Trung Quốc tăng xuất khẩu sang Nga nhằm thay thế Mỹ

Theo ghi nhận, giá trung bình để mua một container hình khối cao 40 feet đã qua sử dụng (có sức chứa lớn hơn một chút so với container 40 feet thông thường) đã giảm xuống còn 580 USD trong tuần này từ mức 4.175 USD vào tháng 2 năm 2022.

Hãng tin Bloomberg cho biết, hiện tại Liên bang Nga đã tích lũy tới 150 nghìn container dư thừa, điều mà vận tải đường sắt và đường bộ khó có thể đáp ứng được, điều này xét trên bình diện toàn cầu đồng nghĩa với việc hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Nga tăng mạnh và xuất khẩu bị suy giảm nghiêm trọng.

Kết quả phân tích được công bố hôm 28/9 bởi Container xChange - một nền tảng giao dịch có trụ sở tại Hamburg, Đức cho biết: "Trung Quốc bán nhiều hàng sang Nga đến mức container chất đống. Kim ngạch thương mại với Trung Quốc dự kiến ​​vượt 200 tỷ USD vào năm 2023".

Ông Christian Roeloffs - đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Container xChange lưu ý rằng có luồng hàng hóa đáng kể từ Trung Quốc sang Nga, nhưng rất ít theo chiều ngược lại.

Vị chuyên gia kết luận, điều này ảnh hưởng cực kỳ bất lợi đến hoạt động kinh doanh dịch vụ hậu cần do mất cân đối cung cầu ở mức cao và nhiều vấn đề mới đang nổi lên.

Trung Quốc đang cố gắng thay thế thương mại với Mỹ bằng việc tăng nguồn cung sang Liên bang Nga, điều này dẫn tới nhiều vấn đề.

Trung Quốc đang cố gắng thay thế thương mại với Mỹ bằng việc tăng nguồn cung sang Liên bang Nga, điều này dẫn tới nhiều vấn đề.

Theo các nhà phân tích, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn khi Trung Quốc cố gắng hết sức để thay thế thương mại với Mỹ bằng việc tăng nguồn cung hàng hóa sang Liên bang Nga.

Tình trạng tương tự đã được quan sát thấy cách đây hai năm ở bờ biển phía Tây nước Mỹ.

Tuy nhiên việc tích tụ container ở đó do lượng nhập khẩu lớn từ Trung Quốc bắt nguồn từ đại dịch, và rõ ràng là do các yếu tố kinh tế và xã hội gây ra.

Ấn phẩm Bloomberg kết luận, cuộc khủng hoảng thừa container ở Nga hiện nay có liên quan đến cả kinh tế và địa chính trị, cho thấy xu hướng của một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

Xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm khi kinh tế toàn cầu chao đảo.

Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.