Dọn “rác tục tĩu”

Mới đây, cộng đồng mạng thêm lần dậy sóng với phát ngôn vừa gây sốc vừa lệch lạc của nam ca sĩ Duy Mạnh trên Facebook cá nhân được cho là liên quan đến chủ quyền biển đảo và “ Không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc”.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Nam ca sĩ này từng được nhiều người biết đến với tác giả của ca khúc “Kiếp đỏ đen”, “Tình em là đại dương”… Đồng thời, Facebook của Duy Mạnh có hơn 1,2 triệu người theo dõi. Mỗi bài viết của anh đều có lượng tương tác lớn. Tuy nhiên, sau mỗi trạng thái, khi trả lời bình luận của khán giả, tài khoản này thường dùng lời lẽ tục tĩu, nhạy cảm. Đa số khán giả cho rằng phát ngôn phản cảm của một người có lượt theo dõi lớn như Duy Mạnh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ. Trước đó, Duy Mạnh cũng từng bị khán giả phản ứng khi đưa ra những nhận xét dung tục và gây sốc.

Những lùm xùm quanh phát ngôn của Duy Mạnh tới hồi kết, khi Sở TT&TT TPHCM “sờ gáy” và lập biên bản xử phạt 7,5 triệu đồng về hành vi cung cấp thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Trước đó, trong văn bản gửi Sở TT&TT TPHCM, Cục phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử của Bộ TT&TT cho biết qua kiểm tra, rà soát trên mạng xã hội, cơ quan này phát hiện chủ tài khoản Facebook tên “Nguyen Duy Manh” có dấu hiệu đưa thông tin “sai sự thật về chủ quyền biển đảo Việt Nam” và phát ngôn “không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc”.

Theo dòng thời gian thì đây không phải lần đầu tiên ca sĩ này nhận những chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng. Vào tháng 10/2019, anh bị cho là xúc phạm phụ nữ Việt Nam và phát ngôn thiếu chừng mực với tư cách nghệ sĩ trong một clip cá nhân. Hoặc vài năm trước nữa, đó là những lời lẽ vô cùng nặng nề và khó nghe mà anh dành cho một ca sĩ đàn em khi xảy ra mâu thuẫn.

Nhiều ý kiến cho rằng điều này liên quan tới cá tính của Duy Mạnh, cũng như phong thái “thô mà thật” của anh. Tuy nhiên cũng có ý kiến ngược lại cho rằng mức phạt 7,5 triệu đồng là quá nhẹ so với các phát ngôn phản cảm, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý giới trẻ, từ một tài khoản gắn mác “người của công chúng”.

Thời gian qua, nhiều trường hợp nghệ sĩ chia sẻ thông tin không chính xác gây hoang mang dư luận cũng nhận mức phạt tương tự, mức xử phạt ở đây chủ yếu mang ý nghĩa răn đe. Điều này như phản ảnh một thực tế không riêng gì trường hợp Duy Mạnh mà việc kiểm soát những lời thô tục, thậm chí là văng bậy, phần nhiều phụ thuộc vào chính mỗi người.

Một số phân tích của các chuyên gia cho rằng áp lực của nhịp sống công nghiệp, mặt trái của kinh tế thị trường hay sự xô bồ về phát triển văn hóa... tạo nên thói văng tục. Cụ thể, chỉ cần dạo một vòng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, chúng ta không khó nhận thấy việc văng tục có đủ mọi thành phần già trẻ, lớn bé, doanh nhân, học giả, trí thức, ca sĩ… Đồng thời, một số người cho rằng những “thứ rác tục tĩu” khi nằm trên mạng sẽ khó dọn hơn rất nhiều lần trong cuộc đời thực.

Tuy nhiên, ở góc độ thực tế thì việc văng tục trên mạng hay ngoài đời cũng do cá nhân mỗi người mà ra. Vấn đề là mỗi cá nhân cần tự dọn rác tục tĩu trong tâm hồn của mình khi tham gia vào đời sống cộng đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.