Đối thoại tạo mối quan hệ khăng khít giữa nhà trường và phụ huynh

GD&TĐ - Có những chia sẻ, kiến nghị và cả những “điều khó nói” được giải quyết ngay trong đối thoại giữa nhà trường và phụ huynh học sinh.

Nhà trường giải đáp những thắc mắc của cha mẹ học sinh ngay tại đối thoại đầu năm học.
Nhà trường giải đáp những thắc mắc của cha mẹ học sinh ngay tại đối thoại đầu năm học.

Đó là cách mà nhiều trường ở Hà Nội đã và đang phát huy, vì mục tiêu tất cả vì học trò.

Không ngại giải đáp ngay

Tại trường THPT Chất lượng cao (CLC) Lê Lợi (quận Hà Đông, Hà Nội), nhà trường tổ chức đối thoại, lắng nghe trực tiếp giữa Hiệu trưởng với cha mẹ học sinh. Tại đây, phụ huynh được giải đáp thắc mắc, góp ý đổi mới công tác quản lý giáo dục, xây dựng môi trường học tập thân thiện.

Trước câu hỏi về cơ sở vật chất xuống cấp, thầy Lê Xuân Trung, Hiệu trưởng trường THPT Chất lượng cao Lê Lợi, không ngần ngại chia sẻ trường xây dựng từ lâu nên Sở GD&ĐT Hà Nội nhiều lần cấp kinh phí tu sửa. Trong thời gian tới, khi UBND TP Hà Nội quyết định xong chủ đầu tư, ngôi trường khang trang và hiện đại hơn sẽ tiến hành khởi công xây dựng.

Về câu hỏi quanh việc tổ chức cho HS khảo sát chất lượng các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh để làm quen với việc thi cử và áp lực phòng thi, thầy Trung cho biết, nhà trường có cuộc thi giữa kỳ, cuối kỳ, khảo sát chất lượng cho lớp 12. Ngoài ra, còn có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác như kiểm tra thường xuyên, đánh giá qua dự án học tập…

Đó chỉ là hai trong nhiều khúc mắc của phụ huynh được đích thân lãnh đạo nhà trường trả lời thẳng thắn, rõ ràng, thấu đáo.

Qua đánh giá, trường THPT CLC Lê Lợi nhận được rất nhiều ý kiến bổ ích, thực tế, có tính xây dựng từ chính phụ huynh. Dưới góc nhìn của cha mẹ học sinh, nhà trường có thêm nhiều kênh thông tin, thước đo để đánh giá quá trình giáo dục đào tạo học sinh. Đặc biệt, một số phụ huynh còn đề xuất những ý tưởng sáng tạo, tâm huyết để nhà trường có thể quản lý HS tốt hơn, nâng cao hiệu quả giáo dục.

Phụ huynh đưa ra những câu hỏi cho nhà trường tại buổi giao lưu.
Phụ huynh đưa ra những câu hỏi cho nhà trường tại buổi giao lưu.

Phụ huynh Thanh Hà cho hay: “Tôi cảm thấy buổi giao lưu, đối thoại giữa phụ huynh và thầy hiệu trưởng rất chân thành, cởi mở. Bởi không phải lúc nào chúng tôi cũng có điều kiện gửi gắm, chia sẻ trực tiếp tâm tư, nguyện vọng của mình đến nhà trường”.

Những chia sẻ của Hiệu trưởng và phụ huynh trong buổi giao lưu, đối thoại giúp cho sự kết nối giữa nhà trường và gia đình ngày càng khăng khít. Đồng thời, góp phần hoàn thành các mục tiêu giáo dục, giúp HS trở thành những con ngoan, trò giỏi, những công dân tốt trong tương lai, góp sức vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Nhà trường vạch kế hoạch - phụ huynh giám sát con

Trong khi đó, cô Đào Thị Thu Trang - Phó hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Long (Hà Nội) cho biết, mô hình Ban tư vấn hướng nghiệp giúp cả phụ huynh và HS có định hướng đúng đắn về nghề nghiệp trong tương lai. Với chương trình GDPT mới, giáo viên đóng vai trò quan trọng trong tìm hiểu kĩ lưỡng chương trình, nội dung môn học trên lớp.

Bên cạnh đó, vấn đề lựa chọn SGK cũng là vấn đề được phụ huynh và các em HS quan tâm. Bởi chương trình GDPT mới xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực được kỳ vọng. Trong đó, tập trung vào các phẩm chất chủ yếu bao gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và các năng lực cốt lõi bao gồm năng lực chung và năng lực riêng.

Do đó, Ban tư vấn hướng nghiệp tư vấn giúp gia đình và học trò chọn đúng môn học ngay từ lớp 10 và tiếp tục đánh giá quá trình học tập theo từng tháng, trong đó nêu rõ điểm mạnh, điểm yếu để có giải pháp phù hợp. Khi gặp tình huống khó, hai bên phụ huynh - nhà trường sẽ ngồi lại để tìm cách giúp các em cải thiện học lực, uốn nắn tính cách…

Cùng chất lượng giáo dục thì Trường THPT Hoàng Long luôn chú trọng giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.

Cùng chất lượng giáo dục thì Trường THPT Hoàng Long luôn chú trọng giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.

Cô Đào Thị Thu Trang nhấn mạnh yếu tố gia đình rất có ý nghĩa đối với học sinh. Đó là quan hệ giữa cha mẹ, họ hàng, cách đối xử của cha mẹ đối với các thành viên trong gia đình.

“Giáo dục phẩm chất bắt đầu hình thành ở gia đình và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới HS khi ở trường - ngôi nhà thứ hai của học sinh. Do vậy việc phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường là hết sức cần thiết. Phụ huynh cần nắm bắt được tình hình học tập của con từ đó động viên khích lệ con đạt được mục tiêu trong học tập cũng như định hướng nghề nghiệp.

Ở trường, GVCN hướng dẫn các con vạch ra kế hoạch học tập cá nhân, đồng thời ở nhà phụ huynh sẽ giám sát việc con sẽ thực hiện đúng kế hoạch đó. Như vậy, mối liên kết giữa nhà trường - phụ huynh mới thực sự hiệu quả, khăng khít, gần gũi”, cô Trang khẳng định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.