Ban Đại diện cha mẹ học sinh như 'trái tim- ánh mắt' trong hoạt động giáo dục

GD&TĐ - Nhịp cầu gắn kết giữa phụ huynh và nhà trường chính là Ban Đại diện cha mẹ học sinh để chung tay giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻ...

Ban đại diện cha mẹ học sinh trao quà cho các em trường THCS Song Mai.
Ban đại diện cha mẹ học sinh trao quà cho các em trường THCS Song Mai.

Rõ vai trò

Để tiếp tục phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, ngày 22/11/2011, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT trong đó có nhiều nội dung mới, hướng dẫn chi tiết cụ thể hơn so với Điều lệ ban hành năm 2008.

Đây là căn cứ có tính pháp lý cao giúp các nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh xây dựng và củng cố hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh hiện nay.

Tuy nhiên, trong thực tế đâu đó vẫn còn để xảy ra những vụ việc lùm xùm, đáng tiếc, gây dư luận bất bình trong xã hội liên quan đến hoạt động của tổ chức này. Điều này đã từng có ý kiến đề nghị Bộ GD&ĐT nên chỉ đạo hủy bỏ việc thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh trong các nhà trường phổ thông.

Thầy Nguyễn Văn Bắc - Phó Hiệu trưởng trường THCS Song Mai (thành phố Bắc Giang, Bắc Giang) cho biết, gần đây có rất nhiều ý kiến xoay quanh vai trò và trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh là vô cùng quan trọng. Điều 4 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Ban Đại diện cha mẹ học sinh.

Theo thầy Nguyễn Văn Bắc, quá trình hình thành nhân cách của mỗi con người đều chịu ảnh hưởng của 3 môi trường giáo dục chính (nhà trường, gia đình và xã hội). "Nói vậy để thầy rằng vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh đối với quá trình hình thành nhân cách của mỗi học sinh là vô cùng quan trọng, đặc biệt là sự phối hợp với nhà trường để chung tay giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻ. Và nhịp cầu gắn kết giữa phụ huynh và nhà trường chính là Ban Đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường...", thầy Bắc chia sẻ.

Học sinh trường THCS Song Mai hào hứng, tự tin với các buổi sinh hoạt, học tập ngoại khóa.

Học sinh trường THCS Song Mai hào hứng, tự tin với các buổi sinh hoạt, học tập ngoại khóa.

Với góc nhìn từ giáo dục, thầy Bắc cho rằng, trước tiên Ban Đại diện cha mẹ học sinh là nhịp cầu nối giữa phụ huynh và nhà trường. Quá trình hoạt động của một nhà trường không thể tách rời sự song hành của phụ huynh học sinh.

Có thể nói Ban Đại diện cha mẹ học sinh là đại diện cho ý chí nguyện vọng của đa số phụ huynh học sinh. Đó cũng là nơi mà nhà trường trao đổi những định hướng và hoạt động gửi gắm tới phụ huynh học sinh. Nhịp cầu ấy sẽ giúp nhà trường và phụ huynh đồng hành cùng sự phát triển của trẻ, tháo gỡ những nút thắt và những khúc mắc của phụ huynh với nhà trường.

Đồng thời, Ban Đại diện cha mẹ học sinh trong việc thiết lập các mối quan hệ xã hội về giáo dục.

Đồng hành và sẻ chia

Trường THCS Song Mai trong suốt những năm qua luôn hướng đến những giá trị nhân văn và tôn chỉ giáo dục thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh. Thầy Nguyễn Văn Bắc cũng bày tỏ, với đặc thù là vùng ven đô, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của phụ huynh học sinh còn nhiều hạn chế, vai trò của Ban Đại diện cha mẹ học sinh là vô cùng quan trọng.

"Để hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra là cả một nhiệm vụ khó khăn và nặng nề. Trong quá trình ấy Ban Đại diện cha mẹ học sinh luôn sát cánh giúp đỡ nhà trường...", thầy Bắc chia sẻ.

Đồng thời nhấn mạnh, đó thực sự là điểm tựa vững chắc cho Nhà trường yên tâm thực hiện nhiệm vụ. Rất nhiều những chủ trương định hướng giáo dục của Nhà trường cần đến sự vận động tuyên truyền, rất nhiều những ý kiến trái chiều của phụ huynh cần được giải thích, vận động…Ban Đại diện cha mẹ học sinh đều giúp nhà trường hoàn thành.

Còn thầy Nguyễn Trọng Thủy - Hiệu trưởng trường THCS Song Mai thì khẳng định, với Nhà trường nói riêng và thành phố Bắc Giang nói chung, Ban Đại diện cha mẹ học sinh thực sự là trái tim và ánh mắt trong các hoạt động giáo dục.

Tương tự tại quận Ba Đình (TP Hà Nội), những buổi họp phụ huynh thông thường trở thành Ngày hội của cha mẹ học sinh, ngày tư vấn và trải nghiệm, ngày của yêu thương và cảm xúc đong đầy.

Ban Đại diện cha mẹ học sinh là nhịp cầu gắn kết giữa phụ huynh và nhà trường.

Ban Đại diện cha mẹ học sinh là nhịp cầu gắn kết giữa phụ huynh và nhà trường.

Chia sẻ với Báo GD&TĐ, đại diện Ban Giám hiệu trường Tiểu học Ba Đình cho biết, đến với buổi họp phụ huynh đầu năm học rất nhiều phụ huynh cảm thấy bất ngờ và đặc biệt.

Đó là sự tận tình hướng dẫn hỗ trợ của các các bác nhân viên, các thầy cô giáo của ngôi trường hạnh phúc.

"Đặc biệt là bởi vào với cuộc họp, sự kết nối giữa nhà trường và cha mẹ học sinh không chỉ là qua những bản báo cáo, những lời phổ biến quy định mà là những chia sẻ từ nhà trường tới gia đình và từ gia đình tới nhà trường. Buổi họp vẫn đảm bảo trao đổi nội dung, kế hoạch của trường, của lớp, chương trình học tập, quy định của năm học mới mà vẫn đủ đầy nồng ấm cảm xúc...", đại diện Ban Giám hiệu trường Tiểu học Ba Đình chia sẻ.

Với mong muốn “Kết nối yêu thương” cùng với sự sáng tạo, yêu trò, say nghề, trường Tiểu học Ba Đình đã thổi một làn gió mới cho những buổi họp phụ huynh thông thường trở thành Ngày hội của cha mẹ học sinh, ngày tư vấn và trải nghiệm, ngày của yêu thương. Trong đó có vai trò đặc biệt đến từ Ban Đại diện cha mẹ học sinh phối hợp Nhà trường.

Ông Lưu Hải An - Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Bắc Giang cho biết, quy chế phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh trên địa bàn tỉnh được các cơ sở giáo dục thực hiện có hiệu quả theo quyết định số 79/2021 của UBND tỉnh.

Trong đó, thực hiện tốt nguyên tắc phối hợp như: đảm bảo sự thống nhất về quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục.

"Phối hợp thông qua các hình thức: trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin bằng văn bản, cử đại diện tham gia theo yêu cầu, thực hiện quy chế phối hợp giữa các bên tham gia và các hình thức khác...", ông Lưu Hải An chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.