Đổi mới, sáng tạo để phát triển kinh tế biển bền vững

Đổi mới, sáng tạo để phát triển kinh tế biển bền vững

PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi (nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) và Vũ Minh Lý (Phó giám đốc Trung tâm truyền thông Tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường) nói về vấn đề này như thế nào?

PV: Thông điệp và chủ đề năm nay của tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam là gì?

Đổi mới, sáng tạo để phát triển kinh tế biển bền vững ảnh 1
Ông Vũ Minh Lý

Ông Vũ Minh Lý: Ngày Đại dương Thế giới 8/6 được Liên Hiệp quốc thông qua thể hiện sự đoàn kết và kết nối tất cả những người dân trên toàn thế giới với mục tiêu bảo tồn nguồn tài nguyên biển và đại dương. Ngày Đại dương Thế giới năm nay với chủ đề “Đổi mới vì một đại dương bền vững”.

Đây là cơ hội để Việt Nam giới thiệu những phương pháp, ý tưởng, giải pháp khả thi nhằm làm nổi bật những đổi mới trong lĩnh vực liên quan đến đại dương như công nghệ, cơ sở hạ tầng, quản lý tài nguyên, giới thiệu những sản phẩm KHCN mới. Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2020 chúng tôi đã lựa chọn chủ đề “Đổi mới để phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam”. Mục đích đổi mới công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch của các Bộ, ngành, các địa phương nhằm cụ thể hóa các nội dung trong Nghị quyết số 26 CP của Chính phủ.

Với tư cách là một quốc gia biển, Chính phủ Việt Nam là một trong số 9 quốc gia đầu tiên tổ chức các sự kiện chào mừng ngày Đại dương Thế giới vào tháng 6 năm 2009 trong khuôn khổ Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam. Việc Chính phủ chính thức cho phép Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) tổ chức Tuần lễ này được xem là một “mốc sự kiện” có ý nghĩa lịch sử trong lĩnh vực quản lý nhà nước, tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo không chỉ ở nước ta, mà cả đối với cộng đồng đại dương thế giới.

PV: Việt Nam có tiềm năng phát triển kinh tế biển như thế nào?

Ông Chu Hồi: Chúng ta đã biết, vị thế của Biển Đông trong đó có biển Việt Nam là rất quan trọng, đã được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như tài liệu. Tuy nhiên, tôi chỉ muốn nói rằng, việc khai thác vị thế địa lý, vị thế địa chiến lược quan trọng này của Biển Đông để phục vụ cho các quyền và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên Biển Đông mới là quan trọng.

Ngoài tài nguyên đó, hiện chúng ta mới chú ý nhiều đến sự phong phú nguồn tài nguyên vật chất như tôm, cá, dầu khí…vv. Tiềm năng phát triển hàng hải, du lịch, đặc biệt giá trị phi vật thể, phi định hình các giá trị của biển gần như chúng ta còn chưa biết và cũng chưa có ý đồ và các giải pháp khai thác cụ thể. Có thể nói việc khai thác của chúng ta chưa tương xứng với tiềm năng.

PV: Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng Việt Nam khai thác biển chưa tương xứng với tiềm năng?

Đổi mới, sáng tạo để phát triển kinh tế biển bền vững ảnh 2
PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi

Ông Chu Hồi: Vấn đề đầu tiên tôi cho rằng đó là nhận thức. Hiện nay vẫn nhận thức về tài nguyên biển và ca ngợi những giá trị nhìn thấy được như mỏ dầu hoặc những tài nguyên không tái tạo mới đi kèm khoáng sản ngoài dầu. Khi chúng ta đụng đến khai thác cảng biển, dạng tài nguyên không gian, chức năng cửa biển, cửa sông, vịnh gần bờ, tiềm năng phát triển du lịch… do nhận thức không đầy đủ nên việc khai thác được một nhưng lại lãng phí hai lần.

Các hình thức khai thác hiện nay vẫn là “Đào, bới, múc, hút” tức là đào bới được cái gì lên bán chứ những khai thác để tạo ra giá trị gia tăng của tài nguyên, phát triển nghề nghiệp mới, thay thế những phương tiện mới để khai thác những giá trị lâu dài và đặc biệt là chưa có. Ví dụ, thay vì đánh cá, chúng ta chưa nghĩ đến phát triển nghề cá giải trí chỉ để ngắm cá, đánh cá giải trí, phát triển cá cảnh thương mại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.