Đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục: Móng chắc, nhà vững

Đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục: Móng chắc, nhà vững

(GD&TĐ) - Năm học 2012 - 2013 là năm học ngành GD&ĐT cả nước triển khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện ngành GD&ĐT, Hà Nội đã thực hiện bước đột phá đổi mới quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng trong toàn ngành.

Đổi mới quản lý qua mạng lưới CNTT

Đáp ứng nhu cầu về quản lý các cơ sở giáo dục một cách hiện đại, nhanh chóng và kịp thời, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tập trung chỉ đạo phát triển các nguồn lực CNTT. Đồng thời tích cực bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, thực hiện đồng bộ việc ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành mà trọng tâm vào công tác giảng dạy. Chính điều này đã tạo ra bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo, hỗ trợ tích cực cho công tác đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao cho Thủ đô.

Từ năm 2007, Sở GD&ĐT Hà Nội đã thiết lập hệ thống email riêng có phần mở rộng @hanoiedu.vn với 4 nghìn hòm thư của tất cả các phòng GD&ĐT, các trường  học, trung tâm...  Việc sử dụng email trong thông tin, quản lý điều hành Ngành đã trở thành nền nếp thường xuyên, đáp ứng yêu cầu thông tin trong quản lý, góp phần tích cực vào công tác đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục và thực hành tiết kiệm. Hiện đã có 12 Phòng GD&ĐT xây dựng hệ thống email nội bộ. 138 trường THPT, TTGDTX, TCCN đã xây dựng email cho giáo viên và học sinh.

Song song với đó, Sở GD&ĐT cũng đã chỉ đạo và triển khai thống nhất việc gửi văn bản qua hệ thống email và website của Sở, thay thế cho văn bản giấy, ban hành qui định về việc sử dụng thư điện tử và gửi/nhận thông tin qua mạng. Kết quả 100% các đơn vị trực thuộc Sở chấp hành qui chế về vấn đề gửi nhận văn bản qua email và webiste.

Đây là một ứng dụng rất hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo thông tin nhanh chóng, chính xác tới các đơn vị trong điều kiện địa bàn rộng và qui mô giáo dục rộng lớn của Hà Nội hiện nay. Đặc biệt, việc xây dựng và sử dụng hiệu quả phần mềm báo cáo nhanh ứng dụng rất hiệu quả trong các kỳ thi, quản lý thi đua trực tuyến, quản lý sáng kiến kinh nghiệm, thủ tục cấp phát lại bằng tốt nghiệp góp phần tăng cường quản lý điều hành và thuận lợi cho các đơn vị giáo dục trong thống kê, báo cáo.

Nhờ việc đổi mới trong quản lý và nâng cao chất lượng dạy học bằng CNTT nên hệ thống số lượng bài giảng các giáo viên toàn ngành xây dựng trong năm học 2012 - 2013 là 23.265 bài giảng.
Nhờ việc đổi mới trong quản lý và nâng cao chất lượng dạy học bằng CNTT nên hệ thống số lượng bài giảng các giáo viên toàn ngành xây dựng trong năm học 2012 - 2013 là 23.265 bài giảng.
 

Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ

Ngành GD& ĐT Hà Nội luôn xác định công tác bồi dưỡng về CNTT cho đội ngũ quản lý đóng vai trò then chốt. Vì vậy, nhiều chương trình bồi dưỡng đã được xây dựng và triển khai với các hình thức phong phú như: Bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng theo đợt, bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tại quận, huyện thị xã, bồi dưỡng theo chương trình của Ngành và Thành phố...

Hơn 300 lớp bồi dưỡng CNTT đã được tổ chức từ cấp trường đến cấp Thành phố cho hơn 10.000 lượt cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên từ cốt cán đến đại trà tham dự. Kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng được trích từ ngân sách cấp cho các trường, các quận, huyện, thị xã. Bên cạnh đó có những chương trình bồi dưỡng từ các dự án, tổ chức trong nước và nước ngoài.  Riêng Ngành GD&ĐT Hà Nội đã chi 13,5 tỷ đồng cho công tác bồi dưỡng về CNTT.

Trong giờ học Ngoại ngữ ở Trường THCS Ngô Sĩ Liên (Hà Nội) Ảnh: Bắc Việt
Trong giờ học Ngoại ngữ ở Trường THCS Ngô Sĩ Liên (Hà Nội)    Ảnh: Bắc Việt
 

Sở cũng đã chỉ đạo và tổ chức được cho 5457 học viên là cán bộ quản lý, chuyên viên phòng GD&ĐT, giáo viên và nhân viên các cấp học tham dự. Các Phòng GD&ĐT và nhiều trường học trên địa bàn thành phố đã chủ động tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng tin học cơ bản, bồi dưỡng chuyên đề cho gần 12.000 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhằm nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong công tác dạy học và quản lý nhà trường.

Trong đó có các lớp đào tạo cử nhân tin học, thiết kế Web nâng cao (10 ngày), các lớp bồi dưỡng chuyên đề tin học ( từ 2 đến 5 ngày)  thiết kế hoạt động tương tác trong lớp học bằng cách sử dụng một số phần mềm dạy học cho giáo viên các cấp học và giáo viên của một số bộ môn như Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Âm nhạc,  Mỹ thuật, Tự nhiên xã hội, Tiếng Việt, Ngoại ngữ...  

Bồi dưỡng sử dụng phần mềm mã nguồn mở, phần mềm báo cáo trực tuyến, phần mềm quản lý thi đua khen thưởng, quản lý văn bản và tác nghiệp điều hành, quản lý trường học trực tuyến; Bồi dưỡng sử dụng phần mềm soạn bài giảng điện tử Adobe presenter và Lecture marker, Microsoft Producer và một số phần mềm hỗ trợ như Mind Manager, Flash...

Kết thúc năm học 2012 - 2013, 100% cán bộ, công chức Sở, Phòng GD&ĐT có khả năng khai thác thông tin trên mạng, sử dụng email, các ứng dụng văn phòng. 15% cán bộ quản lý toàn ngành GD&ĐT có trình độ tin học từ trung cấp trở lên; 73% cán bộ quản lý có khả năng khai thác thông tin trên mạng, sử dụng email, các ứng dụng văn phòng.

Chất lượng giáo dục đi vào chiều sâu

Nhờ việc đổi mới và tăng cường công tác quản lý ở các cấp mà chất lượng dạy học tại các cơ sở giáo dục có những bước tiến rõ rệt. Đặc biệt, đối với những trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc Trung học đã đảm bảo các điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên đều sử dụng được máy vi tính trong công tác, học tập. Việc đổi mới trong công tác quản lý, chỉ đạo kiểm tra đánh giá thi cử đã mang lại những hiệu quả tích cực.

Đặc biệt, trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT vừa qua, cách chỉ đạo từ việc ra đề thi, quản lý đề thi, coi thi và chấm thi đã thực hiện một cách an toàn, nghiêm túc, không những đánh giá được thực chất năng lực học sinh mà còn có tác dụng phân loại đối tượng.

Như vậy, với những mạnh dạn trong việc đổi mới quản lý giáo dục, Ngành giáo dục Thủ đô đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Điều này tạo tiền đề vững chắc cho vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Lê Ngọc Quang

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ