Sự chuyển đổi này kéo theo nhu cầu mạnh mẽ về nhân sự có đầy đủ kiến thức, năng lực để đáp ứng các bối cảnh thay đổi nhanh chóng của ngành. Đổi mới chương trình đào tạo đại họcnhằm đáp ứngcác thay đổi của thị trường nhân lực là rất cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên số.
Thay đổi trong nhu cầu nhân lực ngành ngân hàng
Thực hiện một cách có hiệu quả chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2025-2030, các ngân hàng thương mại (NHTM) đang thực hiện chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ. 80% các NHTM Việt Nam đang số hóa các nghiệp vụ lõi của ngân hàng, 42% các NH xác định chuyển đổi số là trọng tâm trong chiến lược kinh doanh và đã đầu tư mạnh mẽ để phát triển công nghệ, thay đổi mô hình tổ chức phục vụ phát triển ngân hàng số.
Tính đến cuối năm 2021, hơn 60% các NHTM Việt Nam đã thành lập các phòng, ban, trung tâm ngân hàng số với mục đích thúc đẩy chuyển đổi số, cụ thể là số hoá các sản phẩm, tăng cường trải nghiệm khách hàng, số hoá các kênh phân phối và các hoạt động quản trị, vận hành nhằm tối ưu hoá lợi nhuận và rủi ro.
Trong lĩnh vực ngân hàng, xu hướng cắt giảm nhân sự và đòi hỏi cao hơn về chất lượng nhân sự cũng đang thể hiện rõ rệt. Nhân viên ngân hàng không những yêu cầu giỏi chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có năng lực về công nghệ thông tin, linh hoạt, thích nghi được với những tiến bộ của công nghệ mới và làm chủ được công nghệ.
Đặc biệt, các ngân hàng cũng có nhu cầu rất lớn về các vị trí nhân sự trực tiếp liên quan đến ngân hàng số. Đánh giá của công ty tuyển dụng Navigos Search trong quý III/2020 cho rằng việc tuyển dụng những vị trí nhân sự liên quan đến các công việc phát triển kinh doanh cho dịch vụ ngân hàng số, phân tích trải nghiệm khách hàng, quản lý dự án, phân tích dữ liệu… của các NHTM đều gặp nhiều thách thức mặc dù các NHTM đều mời chào các chế độ ưu đãi rất thoả đáng. Các NHTM cũng nhận định việc thiếu trầm trọng nhân sự chất lượng cao đang là một trong những trở ngại lớn đối với quá trình chuyển đổi số hiện nay.
Đổi mới chương trình đào tạo đại học nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trong thời đại kỷ nguyên số.
Xuất phát từ nhu cầu nhân sự thực tế của các ngành kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, các yêu cầu về kỹ năng để thành công trong thế kỷ 21, nhiều cơ sở giáo dục đại học đã có những đổi mới mạnh mẽ trong chương trình đào tạo (CTĐT), trong đó phải kể đến CTĐT chuyên ngành Ngân hàng của Học viện Ngân hàng ban hành năm 2021.
CTĐT mới nàyđược xây dựng dựa trên các chuẩn đầu ra hiện đại và đáp ứng tốt nhất yêu cầu thực tế, ngoài chuẩn đầu ra vềkhả năng ứng dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề của ngành ngân hàng, CTĐT còn có chuẩn đầu ra rõ ràng về tư duy phản biện, tư duy hệ thống, tư duy dịch vụ, tư duy đổi mới sáng tạo, làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp, vận dụng năng lực số trong công việc và học tập suốt đời. Chuẩn đầu ra cũng nhấn mạnh trách nhiệm công dân, đạo đức nghề nghiệp và bối cảnh phát triển bền vững của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng quốc gia và toàn cầu. Nhiều chuẩn đầu ra như chuẩn đầu ra về năng lực số, tư duy dịch vụ, đổi mới sáng tạo là những chuẩn đầu ra lần đầu tiên được đưa vào một CTĐT về ngân hàng tại Việt Nam.
Chương trình dạy học cũng được đổi mới căn bản, những môn học chuyên ngành vốn là lợi thế đào tạo của Học viện Ngân hàng nay được bổ sung thêm rất nhiều nội dung cập nhật như chính sách tiền tệ số, fintech, peer to peer lending, Basel, thanh toán số, ngân hàng xanh… rất nhiều môn học mới được đưa vào chương trình đào tạo như Năng lực số ứng dụng, Phân tích dữ liệu trong tài chính - ngân hàng, Ngân hàng số, đề án ngân hàng, Đạo đức nghề nghiệp và phát triển bền vững…
Chương trình dạy học cũng được đổi mới căn bản, những môn học chuyên ngành vốn là lợi thế đào tạo của Học viện Ngân hàng nay được bổ sung thêm rất nhiều nội dung cập nhật. |
Đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá nhằm đạt được chuẩn đầu ra
Song song với việc đổi mới cấu trúc và nội dung chương trình dạy học theo hướng đạt mục tiêu và chuẩn đầu ra, phương pháp tiếp cận trong dạy và học, cách thức kiểm tra đánh giá và các hoạt động hỗ trợ người học tại Học viện Ngân hàng cũng có những thay đổi căn bản:
- Thứ nhất, các môn học đều hướng tới sử dụng giáo trình giáo trình chuẩn và hiện đại nhất của các đại học hàng đầu trên thế giới.
- Thứ hai, các hoạt động dạy và học thúc đẩy rèn luyện các kỹ năng, nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học. Các hoạt động đào tạo đặc biệt đề cao tính ứng dụng thực tiễn của các môn học như các chương trình “bank tour” cho sinh viên, các toạ đàm chia sẻ kinh nghiệm của chuyên gia thực tế cho tất cả các môn chuyên ngành, các cuộc thi học thuật, các cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học…
Cuộc thi “Nhà Ngân hàng tương lai” cuộc thi học thuật lớn cho sinh viên ngành Kinh tế do Khoa Ngân hàng tổ chức thu hút sự tham gia của sinh viên nhiều trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
- Thứ ba, việc đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế đa dạng, phù hợp với mức độ đạt được chuẩn đầu ra, đảm bảo tính tin cậy, công bằng, được phản hồi kịp thời để người học cải thiện việc học tập.
- Thứ tư, cơ sở vật chất, môi trường và cảnh quan tạo thuận lợi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu, rèn luyện và tạo sự thoải mái cho cá nhân người học. Thư viện với nguồn học liệu đa dạng, cập nhật, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, các sân bóng và nhà thể chất tiêu chuẩn, hệ thống ký túc xá, nhà ăn nhiều tiện ích…tất cả tạo điều kiện cho việc học tập và phát triển của người học một cách toàn diện nhất.
Với chất lượng đào tạo được khẳng định mạnh mẽ, nhiều ngân hàng lớn như ngân hàng VCB, BIDV, Agribank, MB, ACB, HDBank, PVcombank… đã ký thoả thuận tài trợ học bổng và tuyển dụng trực tiếp sinh viên tốt nghiệp của khoa Ngân hàng ngay sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho sinh viên ngành Ngân hàng.