Theo nghệ dân Kỳ Hữu Phước tranh làng Sình đã tồn tại hơn 400 năm nay, tuy nhiên theo thời gian đã bị mai một ít nhiều.
Tranh làng Sình chỉ in thô bằng một bản màu đen rồi tô màu lên bức tranh. Do vậy nên mỗi tác phẩm sẽ không giống nhau. Điều quan trọng, để bức tranh có sức sống, có hồn thì người nghệ nhân phải toàn tâm, toàn ý trong lúc vẽ, không bị xao nhãng bởi những tác động bên ngoài.
12 bản khắc để in những bức tranh mang hình 12 con giáp cầm tinh cho thập nhị địa chi trong âm lịch gồm: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là nét độc đáo mà những người làm nghề tranh ở Làng Sình luôn hướng đến
Những bức tranh thờ tại Trang Ông, Trang Bà,... được tô màu dưới bàn tay thoăn thoắt của anh Kỳ Hữu Hải
Cũng là dòng tranh dân gian mộc bản, tranh làng Sình không khác mấy so với tranh Đông Hồ, Hàng Trống. Ngoài dòng tranh chủ yếu được dùng để thờ cúng, người dân làng Sình đã phát triển thêm dòng tranh phục vụ du lịch
Hình ảnh người nông dân đi cày cũng được khắc họa đậm nét trong tranh làng SìnhTái hiện trò chơi bịt mắt Phường bát âm thường xuất hiện trong tranh dân gian làng Sình
Để tạo ra giấy in những bức tranh truyền thống như đi cấy, Bát âm, các thế vật, 12 con giáp... người dân làng Sình xuôi thuyền dọc phá Tam Giang về vùng cầu Hai - Lăng Cô để cào điệp. Đây là loại sò có vỏ mỏng nhiều màu sắc. Cào về giã thành bột, rồi trộn với hồ. Sau đó phết hỗn hợp này hai lần lên giấy dó. Đây cũng là nét độc đáo, riêng biệt của dòng tranh dân gian ở làng Sình.
Du khách thích thú khi được nghệ nhân Kỳ Hữu Phước bày cách sáng tạo một tác phẩm tranh truyền thống làng Sình
Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước hơn 30 năm nay ông vẫn tạo cho mình một góc nhỏ cạnh nhà để giữ gìn nghề làm tranh truyền thống có từ lâu đời ở xứ Huế
Hè là dịp lý tưởng để du khách tham quan làng Sình và chứng kiến không khí hối hả của làng tranh có truyền thống hơn 400 năm của xứ Huế
Du khách thích thú ghi lại khoảnh khắc kỷ niệm ở làng tranh dân gian có tuổi đời lâu nhất miền Trung