Độc đáo dịch vụ xin thôi việc hộ ở Nhật - đắt nhưng vẫn hút khách

Vì lý do nào đó, rất nhiều người Nhật cảm thấy khó khăn khi phải xin nghỉ việc và họ sẵn sàng trả hàng trăm đô la cho một bên thứ ba để không phải đối mặt với sếp và đồng nghiệp mà vẫn được từ chức.

Độc đáo dịch vụ xin thôi việc hộ ở Nhật - đắt nhưng vẫn hút khách
Chi phí cho một lần thôi việc hộ là không hề nhỏ
Chi phí cho một lần thôi việc hộ là không hề nhỏ

Senshi S LLC là một công ty có trụ sở tại Tokyo, được thành lập vào năm ngoái bởi 2 người bạn chơi với nhau từ thời niên thiếu là Toshiyuki Niino và Yuichiro Okazaki. Công ty cung cấp một dịch vụ duy nhất là thay mặt cho khách hàng để xử lý việc từ chức.

Thay vì phải trực tiếp đối mặt với ông chủ để nói rằng không thể hoặc không muốn làm việc cho họ nữa, khách hàng sẽ trả từ 40.000 yên (8,1 triệu đồng) đến 50.000 yên (10,2 triệu đồng) để nhờ ai đó làm công việc này cho họ. Những người sáng lập công ty từ chức tuyên bố rằng đã rất ngạc nhiên khi có nhiều người bỏ việc vì căng thẳng đến vậy nhưng họ cũng rất vui mừng khi đã giúp đỡ được hàng trăm người vượt qua tiến trình khó khăn này.

"Chúng tôi thảo luận về việc làm điều gì đó với nhau trong một thời gian dài và khái niệm này có vẻ đầy hứa hẹn. Chắc chắn là có nhu cầu. Về cá nhân, tôi có chút lúng túng để hiểu tại sao mọi người cảm thấy khó bỏ việc nhưng tôi cảm nhận được rằng tình cảnh đó là rất phổ biến ở Nhật Bản", Yuichiro Okazaki chia sẻ với báo The Japan Times.

Bất kể căng thẳng hay mệt mỏi như thế nào vì công việc hay nhận được lời đề nghị tuyệt vời từ một nhà tuyển dụng khác, nhiều nhân viên Nhật Bản vẫn không biết phải nói với ông chủ và đồng nghiệp rằng họ muốn bỏ việc như thế nào và những nhân viên này đều hạnh phúc khi có công ty thôi việc làm việc đó hộ họ. Sau khi nhận được yêu cầu và lệ phí bắt buộc, nhân viên của công ty Senshi S LLC sẽ liên hệ với ông chủ của khách hàng, chuyển tiếp thông báo rằng khách hàng của mình đã quyết định từ chức và trong hầu hết các trường hợp, họ sẽ không đến làm việc nữa.

Một số ông chủ yêu cầu được nói chuyện trực tiếp với nhân viên của mình nhưng cuối cùng, tất cả yêu cầu đều phải tuân theo nguyện vọng của khách hàng. Mọi thủ tục, giấy tờ, chi phí hay vật dụng phải trao trả lại đều được xử lý qua thư với công ty thôi việc là người trung gian.

"Dời đi nên là một điều tích cực. Cũng tốt cho các công ty. Nhân viên nghĩ đến việc từ chức thường làm việc không hiệu quả lắm. Thôi việc hộ sẽ giúp tăng cường tính lưu động của thị trường lao động", Toshiyuki Niino chia sẻ.

Sau khi tự mình bỏ việc ở một vài công ty, Niino nhận thấy những nhân viên phải đối mặt với khá nhiều vấn đề nếu muốn từ chức - một núi giấy tờ, cấp trên cố gắng đàm phán, khó xử với đồng nghiệp. Bản thân chàng trai 28 tuổi từng phải trải qua một cuộc họp kéo dài 1 giờ đồng hồ với 5 cấp trên yêu cầu ở lại và 1 người quản lý nhân sự liên tục nhắc nhở về những nguồn lực mà công ty đã đầu tư cho anh. Vì vậy, Niino đã đưa ra ý tưởng về một dịch vụ xử lý việc từ chức thay mặt cho khách hàng.

Chỉ một năm sau khi thành lập, Senshi S LLC đã trở thành trung gian cho khoảng 800 khách hàng trên khắp Nhật Bản. Công ty này cũng nhận được nhiều sự chú ý của các phương tiện truyền thông trong thời gian gần đây.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.