Đoàn "kỵ binh có cánh" khiến đế chế Ottoman phải khiếp sợ!

Được xếp vào top 10 đạo quân mạnh nhất lịch sử, đội kỵ binh có cánh này đã làm khiếp sợ những kẻ thù to lớn như Ottoman hay Thụy Điển.

Đoàn "kỵ binh có cánh" khiến đế chế Ottoman phải khiếp sợ!
Doan

Đoàn "kỵ binh có cánh" khiến đế chế Ottoman phải khiếp sợ!

Một đạo quân vô cùng nổi bật trên chiến trường, sức mạnh sánh ngang những chiến binh thiện chiến Mông Cổ, đẩy lùi cả đế chế Ottoman hùng mạnh nhất lúc bấy giờ.

Một đạo quân bất khả chiến bại trở thành niềm tự hào bất diệt của dân tộc Ba Lan.

Đó chính là những " kỵ binh có cánh" Husaria của Ba Lan

Doan

Kỵ binh Hurasia. Ảnh Internet.

Câu chuyện khó tin tưởng chừng như chỉ có trong các câu chuyện thần thoại Hy Lạp, thế nhưng trong lịch sử, đạo quân đặc biệt này đã ghi dấu ấn của mình khi đánh bại cả đế chế từng làm cho đế chế La Mã sụp đổ - đế chế Ottoman.

Doan

Kỵ binh giáo dài và nhẹ hơn so với các đạo quân khác. Ảnh minh họa.

Stephen Báthory là vua Ba Lan (1576 - 1586) đồng thời là Đại công tước của Litva (1576 -1586) sau khi cưới Anna Jagiellon - Nữ hoàng Ba Lan và Nữ Đại công tước Litva. Ông cũng được bầu là vị vua vĩ đại nhất của Ba Lan.

Ông đã đưa Litva - Ba Lan trở thành một quốc gia có dân số và sức mạnh lớn nhất châu Âu thời đó.

Tuy nhiên những kỵ binh có cánh Husaria của Litva và Ba Lan mới là dấu ấn quan trọng nhất mà ông để lại, cũng chính là đội quân giúp ông có được quyền lực và sức mạnh chống lại những thế lực hùng mạnh như Ottoman, Thụy Điển.

Không chỉ đặc biệt ấn tượng bởi đôi cánh khiến họ trông như một đạo quân bước ra từ thế giới thần thoại, đoàn kỵ binh này còn nổi tiếng với chiến thuật quân sự thông minhchiếc áo giáp sắt đặc biệt tạo nên sức mạnh hủy diệt quân thù.

Họ được đề cập tới lần đầu tiên trong một cuốn sách được tìm thấy ở Ba Lan năm 1500 và mô tả như những kỵ binh đánh thuê, trong tiếng Ba Lan là "Racowie" nghĩa là "from the Serbian state of Ras" (tạm dịch: Từ Serbia của Ras).

Vào thế kỷ 16, đoàn kỵ binh nhẹ được trang bị thêm áo giáp, giáo dài (Koipa) và đôi cánh để trở thành kỵ binh hạng nặng sau khi vị vua vĩ đại của Ba Lan Stephen Báthory (1533 - 1586) tái cơ cấu lại.

Những bộ áo giáp sắt không chỉ là trang phục chiến của kỵ binh mà chúng còn là một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo lấn át tinh thần của kẻ thù.

Có nhiều giả thuyết được nêu ra nhằm lý giải về việc trang bị thêm đôi cánh cho đoàn kỵ binh này.

Doan

Nỗi khiếp sợ của quân thù. Ảnh minh họa.

Đây có thể là một chiến thuật quân sự nhằm đánh vào tinh thần kẻ thù vì rõ ràng đây không phải là vũ khí có thể sát thương kẻ địch, trái lại còn tỏ ra bất tiện khi thời tiết xấu như mưa sẽ gây khó khăn cho đoàn kỵ binh.

Một giả thuyết khác cho rằng đôi cánh sẽ giúp họ không bị quân Tartar quăng dây thòng lọng và làm cho họ trở nên to lớn hơn, khiến kẻ thù chùn bước!

Đội quân bất khả chiến bại

Doan

Hình ảnh về những chiến binh huyền thoại. Ảnh minh họa.

Tên tuổi của đoàn kỵ binh này khiến cho quân thù khiếp sợ mỗi khi nhìn thấy đôi cánh trên chiến trường, với vô số trận chiến, đội kỵ binh gần như bất bại.

Những trận chiến mà đoàn kỵ binh đã dành chiến thắng như:

Lubiszew (1577), Byczyna (1588), Kokenhausen (1601), Kircholm (1605), Kluszyn (1610), Chocim (1621), Martynów (1624), Trzciana (1629), Ochmatów (1644).

Beresteczko (1651), Polonka (1660), Cudnów (1660), Chocim (1673), Lwów (1675), Vienna (1683), và Párkány (1683).

Chuỗi bất bại này tạo ra Kỷ nguyên Vàng (Golden Age) của các chiến binh Hurasia. Trên địa hình bằng phẳng, kỵ binh gần như bất bại. Không những thế đa số các cuộc chiến, quân số của đoàn kỵ binh này đều ít hơn đối thủ rất nhiều.

Doan

Đôi cánh như chim ưng. Ảnh minh họa.

Tiêu biểu như trận Kircholm (1605), quân Thụy Điển vượt trội về sức mạnh và số lượng với 11.000 bộ binh cùng súng trường so với 1.900 kỵ binh Hurasia.

Thế nhưng họ đã thảm bại với thương vong lên tới con số 6.000, còn kỵ binh của Ba Lan chỉ mất chưa tới 100 người!

Doan

Bất khả chiến bại trên đồng bằng. Ảnh minh họa.

Trận chiến nổi tiếng đáng sự hào và cho thấy rõ sức mạnh huyền thoại của đoàn kỵ binh có cánh chính là khi họ phải đối đầu kẻ thù mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ: Đế chế Ottoman - đế chế mới đã đánh tan đế chế La Mã cũ để thống trị châu Âu.

Chỉ với 3.000 kỵ binh Husaria đối đầu sức mạnh hùng hậu của 200.000 quân Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) năm 1683 trong trận Vienna (giải cứu thủ đô nước Áo Vienna khỏi sự bao vây của quân Ottoma).

Doan

Quân Ottoman cũng phải đầu hàng. Ảnh minh họa.

Tên tuổi và huyền thoại bất diệt của đoàn kỵ binh có cánh lại một lần nữa được tăng thêm với chiến thắng thuyết phục đế chế Ottoman, trở thành đoàn kỵ binh mạnh nhất trong lịch sử châu Âu.

Nguồn: Messagetoeagle

Theo Soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Theo đuổi ước mơ

GD&TĐ - Một hôm, trong làng xuất hiện ông lão kỳ lạ, từng lang thang khắp nơi. Hu Wa cùng nhóm bạn nhỏ giống như lũ chim sẻ tíu tít vây quanh ông...

Cha con NSƯT Quyền Văn Minh sẽ chơi cùng các nghệ sĩ band Bình Minh Jazz Club.

NSƯT Quyền Văn Minh tái ngộ khán giả

GD&TĐ - NSƯT Quyền Văn Minh và con là nghệ sĩ Quyền Thiện Đắc sẽ tái ngộ khán giả tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) trong liveshow 'Cha, con và nhạc Jazz'.