Đoàn giám sát ghi nhận những kết quả tích cực triển khai chương trình mới

GD&TĐ - Nhiều kết quả đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được Đoàn Giám sát của ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận.

Học sinh Trường THCS-THPT Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội) trong giờ thí nghiệm.
Học sinh Trường THCS-THPT Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội) trong giờ thí nghiệm.

Thực hiện Kết luận số 563/TB-ĐGS ngày 28/7/2023 của Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, Chính phủ đã có báo cáo tiếp thu, giải trình.

Tại báo cáo này, Chính phủ trân trọng cảm ơn Đoàn giám sát đã ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 (Nghị quyết 88) và Nghị quyết số 51/2017/QH14 (Nghị quyết 51) của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.

Theo đó, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong điều kiện vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, các giải pháp, nhiệm vụ đề ra đã cơ bản được triển khai, đạt được một số kết quả tích cực, đáng ghi nhận về thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.

Chính phủ đã chú trọng công tác ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; chỉ đạo các bộ, ngành (Bộ GD&ĐT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ...) ban hành các văn bản, chương trình, dự án, đề án triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, bao quát được cơ bản những vấn đề cốt lõi, cần thiết nhất.

Đoàn giám sát ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Đoàn giám sát ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Chương trình GDPT được xây dựng công phu, nghiêm túc. Đổi mới phương pháp được thực hiện ở tất cả các cơ sở giáo dục, thí điểm nhiều mô hình giáo dục tích cực.

Việc đổi mới phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục đã được chú trọng triển khai đồng bộ, tạo hiệu ứng tốt, kể cả trong đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và đổi mới phương thức thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Quy mô, chất lượng đội ngũ nhà giáo cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Việc tổ chức triển khai biên soạn SGK để cụ thể hoá và đáp ứng các yêu cầu đổi mới của Chương trình GDPT 2018 đã được Chính phủ quan tâm chỉ đạo Bộ GD&ĐT thực hiện; đã xây dựng được các bộ SGK để triển khai Chương trình theo lộ trình quy định tại Nghị quyết 51 của Quốc hội.

Về cơ bản, các bộ SGK đã đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đổi mới Chương trình GDPT, hỗ trợ việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá học sinh theo năng lực, phẩm chất.

Việc xây dựng, củng cố đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là một trong những yếu tố then chốt bảo đảm cho sự thành công của việc triển khai Chương trình GDPT mới và đã được Chính phủ, quan tâm, chỉ đạo triển khai bài bản, đồng bộ, cơ bản bảo đảm các yêu cầu của Nghị quyết 88 của Quốc hội.

Công tác chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học được Chính phủ chỉ đạo tiến hành đồng bộ để bảo đảm thực hiện Chương trình GDPT mới từ năm học 2020-2021.

Hầu hết các địa phương đều tích cực chỉ đạo khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị hiện có; đồng thời, rà soát, xây dựng kế hoạch đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; lồng ghép và sử dụng đúng mục đích nguồn vốn từ các chương trình, đề án, dự án để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, tăng cường mua sắm trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.

Bên cạnh đó, Đoàn Giám sát cũng đã chỉ ra khó khăn, hạn chế, vướng mắc; nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc; nhất là nguyên nhân chủ quan giúp cho Chính phủ có những giải pháp tiếp tục chỉ đạo, điều hành, kịp thời tháo gỡ để triển khai thực hiện thành công chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.