Cuối tuần, có chút thời gian để đưa con đi chơi, mới giật mình nhận ra mùa Trung thu đã đến. Trên một góc phố nhỏ, người nghệ sỹ đang thả hồn mình trước những nhân vật ngộ nghĩnh từ thứ đất nặn khá đặc biệt, mặc kệ xung quanh là những ồn ào, náo nhiệt. Những gương mặt, hình thù cứ thoăn thắt từ tay người nặn hiện lên sinh động, phiêu diêu.
Ký ức chợt ùa về đan xen như thực, như hư. Một nơi cận kề là những trò chơi ồn ào, náo nhiệt. Nơi hư không tĩnh lặng với đậm chất quê mùa, vọng lại thinh không.
Chợt con giật tay hỏi: Bố ơi, đấy là trò gì? Bất chợt, lòng nhói lên như có một mũi dao giằng xé con tim. Chiếc đèn kéo quân mà người nghệ sỹ sắp hoàn thành như chao nghiêng trong gió. Chỉ biết giải thích cho con rằng, chiếc đèn kéo quân với những ca khúc hào hùng, uy tráng một thời. Thứ mà gắn liền với tuổi thơ của thế hệ bố mỗi mùa tết trung thu về.
Phía ngoài kia, trong công viên hay những gian hàng nơi siêu thị những trò chơi hiện đại kèm tiếng nhạc chát chúa dồn về. Biết đâu, trong góc khuất nào đó vẫn còn những nốt lặng giữa thinh không!
|
- Hướng dẫn trẻ tiếp cận với đồ chơi dân gian cũng là cách để các nghệ nhân gắn bó và bảo tồn nghề thủ công truyền thống
|
|
- Được làm những đồ chơi dân gian giúp trẻ hiểu
- và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống
|
|
- Chiếc đèn kéo quân với những họa tiết bắt mắt
- luôn thu hút sự quan tâm của trẻ em
|
|
- Ký ức về tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt đều chứa
- đựng hình ảnh Tò he thân thuộc
|
|
Giữa dòng xoáy của sự phát triển, ít ai ngờ nét đẹp của món quà Tò he vẫn sống trong văn hóa dân gian người Việt |