‘Định hướng nghề nghiệp-Lập trình tương lai’ cho hơn 500 học sinh lớp 11

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ngày 13/4, Trường THPT Lê Quý Đôn (TPHCM) tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp với chủ đề ‘Định hướng nghề nghiệp-Lập trình tương lai’.

Ban giám hiệu nhà trường tặng hoa và thư cảm ơn đến các diễn giả.
Ban giám hiệu nhà trường tặng hoa và thư cảm ơn đến các diễn giả.

Tham dự hoạt động gồm hơn 500 học sinh khối 11 của trường. Điểm mới của hoạt động là các em không chỉ ngồi nghe tư vấn ở sân trường mà được đóng nhiều vai gồm nhà phản biện, nhờ giải đáp thắc mắc, trao đổi ý kiến với các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực.

Theo đó, học sinh được chia thành nhiều nhóm nhỏ. Lần lượt mỗi nhóm sẽ tham gia hoạt động gồm tranh biện về chủ đề “Nên chọn nghề theo nhu cầu xã hội hay là đam mê?”, gặp gỡ và trao đổi với chuyên gia ở từng lĩnh vực, nhờ giải đáp thắc mắc về lựa chọn ngành nghề.

Nhà báo Thu Tâm, Báo Sài gòn giải phóng chia sẻ với học sinh.

Nhà báo Thu Tâm, Báo Sài gòn giải phóng chia sẻ với học sinh.

Trong đó, các ngành nghề được chia làm 3 nhóm gồm: Nhóm nghề về ngôn ngữ (gồm nhà báo, người dẫn chương trình truyền hình, đạo diễn phim), nhóm nghề làm việc với con người, thể chất, cơ khí, phân tích logic (gồm tiếp viên hàng không, bác sĩ, công an, kĩ sư) và nhóm nghề hình học, màu sắc, thiết kế (gồm họa sĩ, nhà thiết kế thời trang, kiến trúc sư).

Học sinh tham gia phần tranh biện.

Học sinh tham gia phần tranh biện.

Cô Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn cho biết, trước khi tham gia hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, học sinh đã có quá trình tìm hiểu về bản thân thông qua các bài trắc nghiệm tâm lý để xác định tính cách, sở thích, năng lực bản thân.

Trên cơ sở xác định sở trường, thế mạnh của bản thân, cộng với việc tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội, các em đăng ký tham gia buổi chia sẻ của các chuyên gia ở các nhóm ngành.

Học sinh chăm chú nghe các diễn giả chia sẻ.

Học sinh chăm chú nghe các diễn giả chia sẻ.

“Thông qua việc trực tiếp tương tác, chia sẻ kinh nghiệm với người làm trong từng ngành nghề cụ thể, học sinh sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về đòi hỏi của công việc mình đang quan tâm, từ đó xác định lộ trình học tập, phấn đấu phù hợp”, cô Tâm cho hay.

Diễn giả chia sẻ kinh nghiệm làm nghề với học sinh.

Diễn giả chia sẻ kinh nghiệm làm nghề với học sinh.

Đặng Trường Giang, học sinh lớp 11A2, Trường THPT Lê Quý Đôn cho biết, em được gia đình định hướng theo ngành bác sĩ, nhưng bản thân em lại muốn trở thành một giáo viên. Trường Giang cho rằng, rất đông các bạn học sinh lớp 10, 11 cũng đang phân vân giữa nhiều lựa chọn ngành nghề. Do đó, việc được trực tiếp gặp gỡ, lắng nghe ý kiến chia sẻ của các chuyên gia ở từng lĩnh vực giúp em có thêm cơ sở để đưa ra lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất với mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Yêu chay” không có nghĩa là mối quan hệ thiếu tình yêu. (Ảnh: ITN)

Vì sao 'yêu chay' ngày càng phổ biến?

GD&TĐ - Có tới 40 triệu người Mỹ đang trong các mối quan hệ lãng mạn không quan hệ tình dục. Đáng nói,phần lớn những người này hoàn toàn hài lòng với điều đó.