Đình công kéo dài chưa từng có trong lịch sử Hollywood

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cuộc đình công kéo dài chưa từng có trong lịch sử ở Hollywood có thể báo hiệu cho nguy cơ sụp đổ của nền kinh đô điện ảnh thế giới này.

Barry Diller - cựu CEO của Paramount và 20th Century mới đây đã đưa ra cảnh báo về việc kinh đô điện ảnh Hollywood có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.

Theo đó, khi Hollywood đối mặt với cuộc đình công lớn nhất trong lịch sử do các khoản thanh toán không được trả và tình trạng thiếu việc làm, Barry Diller – cựu CEO của Paramount và 20th Century Fox đã đưa ra một cảnh báo nghiêm trọng.

Cụ thể, Diller gần đây đã xuất hiện trong chương trình “Face the Nation” của CBS, nói rằng nếu cuộc đình công của các hiệp hội biên kịch và diễn viên điện ảnh ở Hollywood không sớm được giải quyết, khán giả sẽ không còn tác phẩm giải trí nào để xem khi Giáng sinh đến gần.

Theo Diller, nếu không đạt được thỏa thuận trong vòng vài tháng tới, người xem sẽ hủy đăng ký do không còn nhiều thứ để xem, dẫn đến doanh thu chung của ngành giải trí bị giảm sút.

Ngoài ra, cuộc đình công càng kéo dài, các hãng phim sẽ phải chạy lại các chương trình và thanh toán các khoản thanh toán càng ít tiền.

Một khẩu hiệu từ cuộc đình công ở Hollywood tuyên bố "AI không tốn tiền nuôi con".
Một khẩu hiệu từ cuộc đình công ở Hollywood tuyên bố "AI không tốn tiền nuôi con".

Hiện tại, Nghiệp đoàn diễn viên màn ảnh - Liên đoàn nghệ sĩ truyền hình và phát thanh Mỹ (SAG-AFTRA) cùng Hiệp hội Biên kịch Mỹ đại diện cho hàng chục nghìn diễn viên, biên kịch đã cùng nhau đình công, từ chối làm việc sau 5 tuần đàm phán thất bại với các nhà điều hành hãng phim và nhà sản xuất.

Ngoài ra, với sự thiếu niềm tin giữa các bên, "những tác động tàn phá" có thể xảy ra và Hollywood có thể sụp đổ toàn bộ, Diller nói.

Liên quan đến các tình huống đang diễn ra, Diller đề xuất “thời hạn giải quyết” tới ngày 1/9 và các giám đốc điều hành hãng phim hàng đầu cũng như các diễn viên được trả lương cao nhất có thể cắt giảm 25% lương như một “biện pháp thiện chí” để cố gắng thu hẹp sự khác biệt giữa những những người được trả lương cao và những người được trả lương thấp.

Đồng thời, Diller cũng đề cập cụ thể đến AI, thứ mà ông gọi là “thổi phồng quá mức cho đến chết” về tác động của nó đối với công việc của các nhà văn và diễn viên màn ảnh.

“Các nhà văn sẽ được hỗ trợ chứ không phải bị thay thế”, Diller nói và chia sẻ thêm rằng “Tôi không nghĩ rằng hầu hết những nghề thủ công biểu diễn thực tế này đều gặp nguy hiểm với trí tuệ nhân tạo”.

Sau cùng, ông đánh giá đây sẽ là thảm họa lâu dài nếu không có cách giải quyết thỏa đáng. Cách duy nhất đạt được tiếng nói chung hiện giờ là luật pháp và kiện tụng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ