Điều quan trọng nhất khi chăm sóc người cao tuổi

GD&TĐ - Tầm này 10 năm trước, Thảo đã có một trải nghiệm vô cùng khó khăn. Tim cô đập thình thịch, nước mắt chảy ròng ròng, lòng bàn tay đổ mồ hôi.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Tất cả những gì Thảo hy vọng có thể được nghe là câu: “Bà ấy không sao”. Sáng sớm hôm đó, mẹ cô đã bất tỉnh sau một cú ngã trong nhà riêng của bà. Một người bạn của gia đình đã phát hiện sự việc khoảng 12 tiếng sau đó.

Trong lúc chờ cuộc điện thoại, Thảo biết cuộc đời mình sẽ không bao giờ được như trước nữa. Mẹ cô bị bệnh Parkinson, bà đã được chẩn đoán khoảng một năm trước khi bị ngã.

Việc biết mình bị Parkinson thật đáng sợ, nhưng cú ngã - sự kiện sức khỏe nghiêm trọng đầu tiên kể từ khi được chẩn đoán - đã tạo ra một mức độ sợ hãi và không chắc chắn mới. Nó đánh dấu sự khởi đầu của cuộc hành trình chăm sóc mẹ mà Thảo là người đảm nhiệm.

Hai mẹ con sống ở 2 thành phố khác nhau. Lúc đầu, do công việc quá bận rộn, Thảo đã cố gắng điều phối sự chăm sóc từ xa. Điều đó thật khó khăn, nhưng cô không còn lựa chọn nào khác. Thảo là con một, và bố mẹ cô đã ly hôn.

Thảo luôn tưởng tượng mình sẽ trở thành người chăm sóc mẹ sau này khi có một người bạn đời và một gia đình riêng để hỗ trợ. Bạn bè của Thảo rất tuyệt, nhưng không ai trong số họ ở trong tình huống tương tự và vì vậy, họ không thể thấu hiểu những gì cô phải chịu đựng. Thảo cảm thấy đơn độc khi cố gắng đối phó không chỉ với căng thẳng, lo lắng và sợ hãi cho mẹ mà còn cả những công việc của bà.

Không thể quản lý chăm sóc mẹ từ xa, vì vậy, sau nhiều năm sống ở một thành phố sôi động, Thảo chuyển về ở cùng với mẹ. Thảo biết mẹ cần mình. Giống như mẹ đã luôn ở đó vì Thảo, đã đến lúc Thảo phải ở đó vì mẹ. Hiện tại, Thảo vẫn ở cùng mẹ, nhưng việc chăm sóc không hề dễ dàng. Nó khiến cô kiệt quệ về thể chất, tinh thần và cảm xúc.

Ngoài thời gian dành cho công việc, Thảo còn phải quản lý tài chính giúp mẹ, lên lịch cho các cuộc hẹn với bác sĩ, làm việc với các trợ lý và y tá của bà, thăm bà từ 3 đến 4 ngày một tuần để bà cảm thấy mình có một cuộc sống “bình thường” hơn, và mối quan hệ mẹ - con gái cũng vì thế mà bền chặt hơn. Thảo có rất nhiều việc phải làm, nhưng may mắn là cô không cần phải trang trải chi phí của mẹ.

Kể từ khi trở thành một người chăm sóc, Thảo bắt đầu tìm hiểu thêm về lĩnh vực này, đặc biệt cô luôn tìm kiếm những người từ 20 đến 34 tuổi đang trải qua những điều tương tự.

Thảo đã chủ động gọi cho một người bạn cô quen trên mạng. Cô ấy kể với Thảo rằng bố cô ấy đã qua đời sau một cơn mất trí nhớ kéo dài, cô ấy nghĩ việc mất người thân và tìm cách vượt qua đau buồn chính là điều cô ấy cảm thấy biết ơn và là một niềm an ủi.

Sau đó, cô ấy cũng thừa nhận cô ấy không có nhiều thời gian để đau buồn về cái chết của bố vì hiện cô ấy phải chăm sóc cho mẹ, người đang ở giai đoạn đầu của chứng mất trí nhớ. Cô ấy cũng đang làm việc toàn thời gian, làm vợ và làm mẹ. Cô ấy tiếp tục chia sẻ một số thách thức mà cô ấy đang phải đối mặt, những cảm xúc mà cô ấy đang cảm nhận.

Cuối cùng, cô ấy thốt lên: “Tớ mệt, thực sự mệt bạn ạ”. Ngay lúc đó, Thảo không có công cụ gì để xoa dịu cô ấy. Thảo chỉ nhắc lại cho cô ấy nghe một câu nói nổi tiếng của Rosalyn Carter: “Chỉ có bốn loại người trên thế giới này: những người đã từng là người chăm sóc, những người hiện đang là người chăm sóc, những người sẽ là người chăm sóc và những người sẽ cần người chăm sóc”.

Thảo quyết định chia sẻ câu chuyện của mình với những người bạn mới, vì cô muốn nâng cao nhận thức về nhu cầu của những người chăm sóc và đảm bảo rằng họ có được sự hỗ trợ cần thiết để cuộc sống của họ không bị xáo trộn.

Đối với những người chăm sóc, việc tìm kiếm một cộng đồng hỗ trợ có thể rất hữu ích. Và một điều Thảo không bao giờ quên: chăm sóc cho bản thân thật tốt, bởi vì Thảo biết mình không thể cho người khác những thứ mà cô không có.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.