Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi khi bị suy giảm khả năng lao động

GD&TĐ - Tôi hiện là giáo viên Trường THPT Đức Trí (Tân Châu, An Giang): Hiện tôi đã 55 tuổi với 35 năm công tác. Tôi vào ngành Giáo dục ngày 01/ 9/ 1980, công tác liên tục cho đến nay

Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi khi bị suy giảm khả năng lao động

Do tình trạng sức khỏe yếu, giảng dạy không nổi nữa, tôi dự định năm sau 2015 ra Hội đồng y khoa, xin nghỉ hưu trước tuổi. Vậy xin được hỏi Tòa soạn: Tôi sẽ được hưởng những khoản phụ cấp nào khi nghỉ hưu trước tuổi và được nhận lương hưu là bao nhiêu? – Huỳnh Hải Minh (minh2_c3ductritc@angiang....)

* Trả lời:

Theo Điều 51 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau: Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên; Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

Như vậy, Hội đồng y khoa kết luận bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì bạn sẽ được nghỉ hưu trước tuổi. Tuy nhiên, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bị trừ 1% lương hưu.

Nếu chưa đủ tuổi theo quy định mà bị suy giảm 61% khả năng lao động thì bạn cũng được hưởng lương hưu ngay nhưng bị trừ tỉ lệ % lương hưu. Người đang làm việc sẽ do đơn vị giới thiệu đi giám định y khoa và chịu chi phí; người nghỉ việc do cơ quan BHXH giới thiệu đi giám định y khoa thì cá nhân tự chịu chi phí.

Trường hợp tại thời điểm nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của Bộ luật Lao động.

Cụ thể theo Điều 48 của Bộ Luật lao động quy định về trợ cấp thôi việc như sau:

Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.