Điều kiện được hưởng chế độ thai sản?

GD&TĐ - Hỏi: Trước đây tôi là giáo viên hợp đồng nhưng được hưởng lương và các chế độ như một viên chức.

Điều kiện được hưởng chế độ thai sản?

Kể từ khi làm hợp đồng tôi đều tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, đến nay được 3 năm. 

Tháng 9 năm 2013 tôi tham dự kỳ thi tuyển dụng viên chức vào một trường tiểu học khác và được biên chế chính thức và tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. 

Hiện nay tôi đang mang thai, dự kiến sinh vào khoảng tháng 5/2014. 

Vậy trường hợp của tôi có được tính thời gian đóng BHXH lúc tôi làm hợp đồng ở trường cũ cộng với thời gian đóng BHXH ở trường mới khi tôi trúng tuyển viên chức để hưởng chế độ thai sản không?

Thời gian nghỉ chế độ thai sản là bao lâu, chế độ được hưởng như thế nào? – Ngô Thị Xuân – Thái Nguyên (gvtxuan@gmail.com)

Trả lời: Theo quy định tại Điều 28 Luật BHXH thì điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con là lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Căn cứ quy định nêu trên, trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con nếu bạn có từ đủ 6 tháng trở lên đóng BHXH bắt buộc (kể cả thời gian đóng BHXH khi bạn là lao động hợp đồng ở đơn vị cũ và sau khi được biên chế ở đơn vị mới) thì sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định của Luật BHXH.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. 

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. 

Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Các chế độ thai sản được áp dụng và thực thi theo quy định từ Điều 27 đến Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ