Điều gì thực sự đang diễn ra ở Aleppo?

GD&TĐ - Xung đột Syria lại thành điểm nóng do cuộc tấn công chớp nhoáng của phiến quân thánh chiến vào thành phố chiến lược Aleppo.

Các chiến binh thánh chiến xuất hiện ở trung tâm Aleppo ngày 30 tháng 11 năm 2024.
Các chiến binh thánh chiến xuất hiện ở trung tâm Aleppo ngày 30 tháng 11 năm 2024.

Tướng Iran thiệt mạng

Sau đây là những gì chúng ta biết về tình hình diễn ra, theo hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria.

Các chiến binh từ nhóm khủng bố Tahrir al-Sham có liên hệ với al-Qaeda và cái gọi là 'Quân đội Quốc gia Syria' đã bắt đầu cuộc tấn công về phía Aleppo vào ngày 27 tháng 11.

Những chiến binh thánh chiến đã có thể tập hợp lực lượng cho hoạt động ở Idlib, một tỉnh của Syria do những kẻ khủng bố kiểm soát từ năm 2015, nơi hàng chục nghìn chiến binh đã chạy trốn trong giai đoạn 2016-2018 trong bối cảnh quân đội Syria tiến hành các hoạt động giải phóng các thành phố lớn ở phía tây và phía nam.

Những chiến binh đã tiến qua hàng chục ngôi làng và thị trấn phía tây Aleppo trong những giờ đầu tiên của cuộc tấn công, chiếm giữ nhiều khu định cư chiến lược và được cho là đã cắt đứt tuyến đường cao tốc M5 quan trọng nối Aleppo với thủ đô Damascus.

Quân đội Syria đã đáp trả bằng các cuộc không kích và pháo kích vào các khu vực của tỉnh Idlib và Aleppo, bao gồm cả thành phố Idlib, cũng như các thị trấn Ariha và Sarmada.

Máy bay phản lực của Nga nhắm vào các khu vực tập trung khủng bố ở Atarib, Darat Izza, Mare và những nơi khác. Các chiến binh Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd lãnh đạo cũng đã huy động để giúp bảo vệ thành phố.

Các cuộc không kích được cho là đã giết chết hai chỉ huy thánh chiến cấp cao tham gia vào cuộc tấn công vào Aleppo.

Iran xác nhận Chuẩn tướng Kioumars Pourhashemi của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), cố vấn cho lực lượng Syria, đã thiệt mạng vào ngày đầu tiên của cuộc tấn công.

Các lực lượng khủng bố đã xâm nhập vào hệ thống phòng thủ tại Aleppo vào 29 tháng 11, thực hiện các cuộc đánh bom liều chết, đụng độ với lực lượng phòng thủ địa phương và được cho là đã chiếm đóng Thành cổ này vào sáng 30.

Lực lượng Syria đã bắt đầu phản công ngay sau đó. Quân đội báo cáo đã phá hủy hàng chục xe bọc thép và tiêu diệt hàng trăm chiến binh ở Idlib và Aleppo, bao gồm cả những người mà họ cho là lính đánh thuê nước ngoài.

Trong một tuyên bố hôm 30, quân đội Syria thừa nhận những kẻ khủng bố đã tiến vào "nhiều khu vực của thành phố Aleppo", nhưng cho biết giao tranh vẫn tiếp diễn để ngăn chặn chúng có được chỗ đứng lâu dài.

Quân đội cho biết "hàng chục" quân nhân Syria đã thiệt mạng hoặc bị thương trong quá trình thực hiện các hoạt động phòng thủ chống lại "hàng nghìn tên khủng bố nước ngoài" được trang bị "vũ khí hạng nặng và số lượng lớn máy bay không người lái".

Tại sao lại là Aleppo, tại sao lại diễn ra lúc này?

Cuộc tấn công khủng bố vào Aleppo bắt đầu vào đúng ngày lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah ở Lebanon có hiệu lực.

Các chiến binh thánh chiến tuyên bố rằng cuộc tấn công có liên quan đến các cuộc không kích gần đây của Syria nhằm vào các chỉ huy khủng bố ở Idlib - nơi lệnh ngừng bắn không chắc chắn do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian đã có hiệu lực từ năm 2020.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi đã đảm bảo với người đồng cấp Syria Bassam al-Sabbagh vào hôm 29 tháng 11 rằng Iran sẽ tiếp tục ủng hộ cuộc chiến chống lại các chiến binh thánh chiến của Damascus.

Ông Araghchi mô tả sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố ở miền bắc Syria là một âm mưu của Mỹ và Israel nhằm mục đích gây bất ổn cho Tây Á sau khi Quân đội Israel "thất bại" trong cuộc đối đầu với Hezbollah ở Lebanon.

Nhà quan sát kỳ cựu về các vấn đề quốc tế Seyed Mohammad Marandi cũng đồng tình với quan điểm này trong cuộc phỏng vấn với thông tấn RIA của Nga hôm 29 tháng 11.

Cuộc tiến công của quân khủng bố vào Aleppo gây thêm áp lực cho chính phủ Syria khi nước này đang phải chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh ủy nhiệm thánh chiến do nước ngoài hậu thuẫn lâu dài nhằm lật đổ Tổng thống Assad, các căn cứ bất hợp pháp của Mỹ tại Syria ở phía đông và phía nam giàu dầu mỏ và lương thực của nước này.

Cùng với đó là cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ với Israel, vốn đang trở nên trầm trọng hơn do cuộc khủng hoảng ở Gaza và Lebanon.

Đối với kẻ thù của Syria, việc duy trì quốc gia này trong tình trạng chiến tranh liên miên cũng phục vụ một số mục tiêu quan trọng, bao gồm:

Ngăn Tổng thống Assad tuyên bố chiến thắng hoàn toàn trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm do Mỹ và các đồng minh tiến hành chống lại ông.

Ngăn Syria bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với các nước láng giềng, tước đi của các đồng minh của Syria - Iran và Nga - một đối tác ổn định và thịnh vượng ở một khu vực chiến lược quan trọng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết số 18 – NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Sáng 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của BCHTW Đảng khóa XII; tình hình KT - XH năm 2024, giải pháp tăng tốc, phát triển KT-XH năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.