Diễn tập vận hành hệ thống cảnh báo sóng thần

GD&TĐ - Sáng 26/12, tại Hà Nội, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT) phối hợp với Viện Vật lý địa cầu tổ chức buổi diễn tập “Cơ chế vận hành hệ thống cảnh báo thiên tai trong tình huống có sóng thần” tại 6 điểm cầu.  

Các đơn vị tham gia diễn tập
Các đơn vị tham gia diễn tập

Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT Trần Quang Hoài cho biết, diễn biến về tình hình thiên tai trên thế giới và trong khu vực ngày càng cực đoan, bất thường trong đó có động đất, sóng thần. Với Việt Nam, lịch sử chưa ghi nhận, tuy nhiên, nguy cơ cao xảy ra sóng thần tại Việt Nam do đứt gãy tại khu vực máng biển sâu Manila

(Philippines). Nếu xảy ra sóng thần, thời gian ảnh hưởng đến Việt Nam khoảng 2 tiếng, các vùng biển nguy cơ cao bị ảnh hưởng gồm 13 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.

Các cơ quan đã giả định tình huống diễn tập vận hành hệ thống. Kết quả hệ thống cơ bản đáp ứng về mặt công nghệ, truyền tải thông tin, cảnh báo đến cộng đồng, hỗ trợ tốt cho công tác cảnh báo và chỉ đạo điều hành ứng phó sóng thần.

Song để hệ thống phát triển trong thời gian tới, mở rộng phạm vi 13 tỉnh, cần tiếp tục rà soát quy trình, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, cũng như ban hành quy chế phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống.

Được biết, Giai đoạn 1 của Đề án xây dựng hệ thống báo động trực quan cảnh báo sóng thần cho vùng có nguy cơ cao thực hiện thí điểm tại 2 tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam. Đến nay, dự án đã xây dựng hoàn thành 51 trạm (Đà Nẵng: 30 trạm, Quảng Nam: 21 trạm).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ