Điện Kremlin bình luận về thông tin xảy ra với máy bay A-50U và Il-22

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Những gì xảy ra với phi cơ AWACS A-50 cũng như máy bay chỉ huy Il-22M của Nga đang thu hút sự quan tâm lớn từ báo chí quốc tế.

Điện Kremlin bình luận về thông tin xảy ra với máy bay A-50U và Il-22

Trong ngày hôm nay, các phương tiện truyền thông và nhiều chuyên gia quân sự đang tích cực thảo luận về một vụ việc được cho là liên quan đến máy bay A-50U AWACS và sở chỉ huy trên không Il-22 của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.

Các nhà phân tích quân sự của trang OSINT cho biết không có sự cố nào liên quan đến máy bay A-50U. Nhiều nhà báo Nga cũng có chung quan điểm.

Đối với trạm chỉ huy không quân Il-22, theo một cựu phi công và tác giả kênh telegram Fighterbomber: "Mặc dù gặp một số thiệt hại nhưng đã hạ cánh an toàn. Vì vậy thông tin về việc nó bị phá hủy là một tuyên truyền giả mạo khác của Ukraine".

Tình hình với máy bay A-50 và Il-22 cũng được Thư ký báo chí của Tổng thống Nga - ông Dmitry Peskov bình luận khi cho biết Điện Kremlin không ghi nhận bằng chứng cho thấy có bất kỳ máy bay nào bị lực lượng Ukraine bắn hạ, đồng thời kêu gọi báo giới chờ ý kiến ​​chính thức từ Bộ Quốc phòng.

Cận cảnh phần đuôi chiếc Il-22M bị bắn trúng, cho thấy đây là đầu nổ phá mảnh có trọng lượng rất lớn, tạo ra nhiều mảnh văng.

Cận cảnh phần đuôi chiếc Il-22M bị bắn trúng, cho thấy đây là đầu nổ phá mảnh có trọng lượng rất lớn, tạo ra nhiều mảnh văng.

Ngược lại, Kyiv tuyên bố rằng máy bay Nga đã bị phòng không nước này bắn trúng, nhưng họ cũng chưa cung cấp bằng chứng đáng tin cậy.

Theo một số nhà phân tích độc lập, nếu dựa trên những gì Ukraine đưa ra, có thể họ đã sử dụng hệ thống phòng không Patriot PAC-2 theo phương pháp "du mục", tức là bí mật cơ động tới một địa điểm tác chiến rồi nhanh chóng rút lui.

Hình thức đặc biệt này được cho là đã phát huy tác dụng rất tốt khi từng bắn hạ tới 3 chiếc máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 của Nga ngay trong vùng lãnh thổ Moskva kiểm soát.

Nhưng bên cạnh đó, nhiều ý kiến khác cho rằng sự việc xảy ra với chiếc Il-22 là do phòng không Nga bắn nhầm, cụ thể chính là đơn vị S-400V4 nhận nhiệm vụ bảo vệ cầu Kerch, căn cứ vào những dấu hiệu đặc trưng ở phần đuôi chiếc máy bay gặp nạn.

Yếu tố nữa cũng cần nhắc đến là phương thức tác chiến của phòng không Nga hiện nay dựa vào đài radar cảnh báo sớm để xác định mục tiêu cho radar hỏa lực của hệ thống tên lửa đánh chặn nhằm tránh để lộ vị trí, đồng thời ngăn nguy cơ bị tên lửa chống radar HARM bắn trúng.

Cách thức này có ưu điểm đã kể trên nhưng cũng gây ra xác suất bắn nhầm cao nếu máy bay quân nhà đi chệch hướng đã định, bởi khi đó đài hỏa lực không thể nhận biết phi cơ địch hay ta lúc phóng đạn.

Máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không Beriev A-50U của Nga.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ