Điện Biên: Vinh danh trong ứng phó bạo lực giới vùng dân tộc thiểu số

GD&TĐ - Sau 4 năm triển khai, Điện Biên có 1 tập thể, 23 cá nhân, gia đình được vinh danh vì những thay đổi tích cực về bạo lực giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Các tập thể, cá nhân được vinh danh trong phòng chống và ứng phó bạo lực giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Các tập thể, cá nhân được vinh danh trong phòng chống và ứng phó bạo lực giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngày 13/1, Viện phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh sáng (LIGHT) tổng kết Dự án “Nâng cao nhận thức và tiếng nói của cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới” (gọi tắt là SUSO).

Tại đây, có 1 tập thể, 23 cá nhân, gia đình đã được được vinh danh, tặng kỷ niệm chương vì những đóng góp làm nên sự thay đổi tích cực trong phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới vùng dân tộc thiểu số.

Dự án SUSO do Viện LIGHT thực hiện cùng tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam, thông qua sự tài trợ của Liên minh Châu Âu. Tại tỉnh Điện Biên, dự án triển khai từ 3/2018 - 1/2022, tại 4 xã: Mường Phăng, Pá Khoang (TP. Điện Biên Phủ); Thanh Nưa, Hua Thanh (huyện Điện Biên).

Sau gần 4 năm thực hiện, dự án đã tổ chức gần 300 buổi thảo luận về bạo lực giới, tiếp nhận, hòa giải, hỗ trợ cộng đồng… cho cả nam và nữ đồng bào dân tộc thiểu số các vùng thụ hưởng. Có 46 sự kiện cộng đồng, lan tỏa thông điệp phản đối bạo lực giới được tổ chức, thu hút sự tham gia của gần 4.000 phụ nữ và hơn 1.000 nam giới.

Trong thời gian triển khai, có 282 ca bị bạo lực giới nhận được sự hỗ trợ, với hơn 70% người bị bạo lực hài lòng. Dự án cũng hỗ trợ xây dựng 8 biển chỉ dẫn cách tìm trợ giúp khi bị bạo lực và phổ biến danh sách, cách thức liên hệ với các đơn vị dịch vụ sẵn có tại cộng đồng; thí điểm 16 địa chỉ tin cậy - tạm lánh tại bản để hỗ trợ cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giới, tại 4 trạm y tế xã.

Dự án đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu thu thập thông tin những trường hợp bị bạo lực giới nhằm giúp các đơn vị hỗ trợ nhận diện thực trạng. Từ đó có kế hoạch hỗ trợ hiệu quả hơn; hoàn thiện 1 bản khuyến nghị chính sách về Luật Phòng chống Bạo lực gia đình được gửi đến Quốc hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Mầm non Hoa Hồng (Quận 7, TPHCM) chăm sóc trẻ. Ảnh: TH

Chống 'sốc' cho trẻ mầm non

GD&TĐ - Do đã quen nếp sinh hoạt ở nhà hoặc chưa tiếp xúc với môi trường học mới, nên khi bắt đầu đến trường, trẻ dễ mắc tâm lý sợ hãi…