Ông Netanyahu đã lãnh đạo Israel hơn 5 nhiệm kỳ - từ 1996 đến 1999 và một lần nữa từ 2009 đến 2021. Ông được xem là thủ tướng tại vị lâu nhất của Israel.
Con đường trở lại văn phòng của ông Netanyahu liên quan đến việc cắt giảm một loạt thỏa thuận gây tranh cãi với các đảng Do Thái giáo Tôn giáo và Torah Thống nhất. Cả 2 đảng đều tuyên bố rằng những thỏa thuận này cho phép họ viết lại Luật Trở về của đất nước để giảm nhập cư. Chúng cũng cho phép các chủ doanh nghiệp Do Thái Chính thống từ chối dịch vụ dựa trên niềm tin tôn giáo, ví dụ, bằng cách cho phép các bác sĩ từ chối điều trị cho bệnh nhân đồng tính (LGBT).
Trong khi điều khoản thứ 2 gây náo động trong cộng đồng người Israel theo chủ nghĩa tự do, ông Netanyahu tuyên bố “sẽ không có trường hợp một người, cho dù là LGBT, Ả Rập, Chính thống giáo cực đoan hay bất kỳ người nào khác” bị từ chối phục vụ.
Hôm 28/12, ông Netanyahu đã công bố các nguyên tắc chỉ đạo của chính phủ. Đây được xem là tuyên bố chính thức đầu tiên về ý định của ông khi nhậm chức trở lại.
Những nguyên tắc này bao gồm tuyên bố về “quyền độc quyền và không thể chuyển nhượng của người Do Thái đối với tất cả các phần của Vùng đất Israel”, bao gồm cả Cao nguyên Golan đang tranh chấp, theo một bản dịch được tờ Times of Israel công bố. Trong khi Liên Hợp Quốc và phần lớn các quốc gia coi việc Israel xây dựng các khu định cư của người Do Thái trong khu vực là bất hợp pháp, các hướng dẫn của ông Netanyahu hứa hẹn “một làn sóng định cư, phát triển và thúc đẩy các sáng kiến” ở Cao nguyên Golan.
Về an ninh, ông Netanyahu hứa hẹn sẽ “tăng cường” lực lượng an ninh của Israel, đẩy mạnh việc kiểm soát các cộng đồng Ả Rập và “tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại chương trình hạt nhân của Iran”.
Ngoài ra, chính phủ của ông sẽ hành động để tăng cường nhập cư của người Do Thái từ tất cả các quốc gia trên thế giới.
Ông Netanyahu hiện đang đấu tranh với các cáo buộc tham nhũng và có thể phải đối mặt với một phiên tòa khi còn đương nhiệm.