Điểm trường cuối cùng của Thái Nguyên được đón “ánh sáng” điện lưới

GD&TĐ - Đúng vào những ngày đầu năm học mới, thầy và trò điểm trường Cao Biền (xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) đã được đón “ánh sáng” điện lưới, mở ra những hy vọng mới về dạy và học ở nơi xa xôi này.

Học sinh điểm trường Cao Biền, xã Phú Thượng, Huyện Võ Nhai 100% là con em đồng bào dân tộc Dao giờ không còn nơi khó khăn nhất tỉnh Thái Nguyên nưa
Học sinh điểm trường Cao Biền, xã Phú Thượng, Huyện Võ Nhai 100% là con em đồng bào dân tộc Dao giờ không còn nơi khó khăn nhất tỉnh Thái Nguyên nưa

Xóm Cao Biền có địa hình bám theo triền núi kéo dài, con đường đất dẫn vào xóm có độ dốc cao, nếu mưa thì rất khó “bò” qua được. Toàn bộ người dân ở đây là đồng bào dân tộc Dao. Dân cư thưa thớt, cả xóm gồm 48 hộ thì hiện vẫn còn 10 hộ nghèo, 16 hộ cận nghèo. Giữa cái thiếu thốn và bình lặng của cuộc sống nơi đây, thì điểm trường tiểu học chính là nơi đang nuôi dưỡng những niềm hi vọng.

Năm học này, điểm trường có 28 học sinh, trong đó chỉ khối lớp 1 là được học riêng, các khối còn lại đều phải ghép lớp. Đường xá khó khăn, việc đi học của các em nhỏ ở đây thực sự gian nan. Có những em phải đi gần 10km mới đến được lớp, buổi trưa ở lại và ăn cùng thầy cô giáo.

“Đi lại học hành khó khăn là thế, nhưng với sự tận tâm của các thầy cô, sự cố gắng của các gia đình, đến nay tỉ lệ học sinh được đến lớp của Cao Biền đạt 100%. Đây là điều làm chúng tôi vô cùng phấn khởi” - cô giáo Hà Hồng Hạnh, Hiệu trưởng trường tiểu học Phú Thượng chia sẻ.

Việc học ở đây cũng vô cùng đặc biệt, khi mà không có điện, không có sóng điện thoại. Buổi học của các em thường phải bắt đầu khá muộn (khoảng 8h30), bởi lúc đó thì phòng học mới đủ ánh sáng. Thầy cô muốn liên lạc với trường trung tâm xã thì phải di chuyển khoảng 3km, tìm điểm hứng sóng rơi mới có thể gọi điện thoại.

Hai yếu tố thiết yếu hơn hết là điện và đường đều chưa có, cho nên chỉ việc duy trì được lớp học thôi đã là một nỗ lực rất đáng quý của thầy và trò Cao Biền bao năm nay. Và đến đầu năm học mới 2020 - 2021 này, niềm vui lớn đã đến với lớp học xa xôi này, khi con đường đã bắt đầu được tiến hành trải bê tông, và công trình điện lưới quốc gia của xóm đã chính thức được đóng điện.

Suốt 22 năm qua đồng bào dân tộc Dao vui mừng trong ngày đón Điện
Suốt 22 năm qua đồng bào dân tộc Dao vui mừng trong ngày đón Điện

Thầy giáo Ma Văn Luận, Điểm trưởng điểm trường tiểu học Cao Biền, người đã gắn bó với các điểm trường suốt 22 năm qua, đã không giấu được niềm vui khi điện về. Với tất cả nỗi niềm của người trong cuộc, thầy Luận bộc bạch: “Bây giờ có điện rồi, mùa hè có quạt để các em đỡ nóng nực, mùa đông có bóng điện thì không lo thiếu ánh sáng nữa. Thầy cô cũng sẽ thuận tiện hơn nhiều trong việc soạn bài, in bài. Thầy trò chúng tôi đợi chờ ngày này quá lâu rồi”.

Trực tiếp đến thăm, chia vui, động viên thầy cô giáo và các em học sinh tại điểm trường Cao Biền trong ngày được đón điện lưới quốc gia, ông Hà Mạnh Cương, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Võ Nhai càng thấu hiểu hơn niềm vui của đồng bào và thầy trò nơi đây.

“Võ Nhai có hơn 40 điểm trường, trong đó thì điểm trường Cao Biền là đặc biệt khó khăn. Mặc dù điều kiện ngặt nghèo, nhưng công tác quản lí, thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở đây vẫn được triển khai tốt. Cùng với sự đồng hành của các cấp, ngành, đơn vị, các thầy cô giáo đã nỗ lực hết sức mình, tất cả vì sự học của các em nhỏ nơi đây. Bây giờ có điện về rồi, nhiều hi vọng mới sẽ mở ra cho điểm trường vốn nhiều khó khăn thiệt thòi này” - ông Hà Mạnh Cương chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.