Điểm nhấn của Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 là chất lượng đề thi

GD&TĐ - Khép lại ngày đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, nhiều giáo viên nhận xét, một trong những điểm nhấn của Kỳ thi là chất lượng đề thi.

Thí sinh tự tin sau bài thi môn Ngữ văn.
Thí sinh tự tin sau bài thi môn Ngữ văn.

Khởi đầu tốt đẹp

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tổng số thí sinh đăng ký dự thi Tốt nghiệp THPT năm nay là trên 1 triệu thí sinh. Số thí sinh đăng ký dự thi bài thi Khoa học Xã hội là gần 567.000 em, chiếm tỷ lệ 55,3%. Số thí sinh đăng ký dự thi bài thi Khoa học Tự nhiên là trên 323.000 em, chiếm tỷ lệ 31,52%.

Nhiều giáo viên nhận xét, thí sinh đã có ngày khởi đầu tốt đẹp khi mà cả đề thi Ngữ văn và Toán đều bám sát chương trình học, ôn luyện và cấu trúc đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT. Đề có sự phân hóa, thuận lợi cho các cơ sở giáo dục đại học xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Nhận xét về đề thi Ngữ văn, cô Nguyễn Thị Duyên –Trường THPT Nguyễn Du (Hà Tĩnh) nhìn nhận đề thi Ngữ văn Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay khá cơ bản, đáp ứng tiêu chí xét tốt nghiệp THPT.

Đề bám sát kiến thức sách giáo khoa. Các ngữ liệu văn học dễ hiểu, tường minh. Ở phần đọc hiểu, thí sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản là có thể đạt tối đa (3 điểm).

Câu 4 ở phần I của đề thi khá hay khi đề cập đến bài học về lẽ sống cho bản thân. Câu hỏi vừa có tính chất thời sự, vừa bao hàm yếu tố giáo dục. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, nhiều bạn trẻ có lối sống chưa chuẩn mực và chưa nhận thức được ý nghĩa của cuộc sống. Do đó, bàn luận về lẽ sống, cũng là cách để học sinh nhìn nhận lại bản thân, có lẽ sống tốt đẹp để trở thành người tử tế.

“Tôi cho rằng, câu 4 Phần I của đề thi đã chạm đến cảm xúc của nhiều người và là cơ hội để thí sinh thể hiện khả năng viết lách và bày tỏ quan điểm cá nhân về ý nghĩa của cuộc sống. Đây cũng là câu có nhiều “đất diễn” cho thí sinh” – cô Duyên bày tỏ.

Cô Nguyễn Thị Duyên – giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Nguyễn Du (Hà Tĩnh). Ảnh: NVCC.

Cô Nguyễn Thị Duyên – giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Nguyễn Du (Hà Tĩnh). Ảnh: NVCC.

Sang phần làm văn (Phần II), câu 1 là sự nối tiếp với phần đọc hiểu. Đề thi yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ của bản thân về cân bằng cảm xúc trong cuộc sống.

“Tôi cho rằng, đề thi đã đề cập đến vấn đề thời sự, được dư luận xã hội quan tâm. Tiếc rằng, đề thi chỉ giới hạn khoảng 200 chữ nên nhiều thí sinh sẽ gặp khó để thể hiện cảm xúc, bày quan điểm khi chuyển hóa thành bài viết của mình. Câu 4 phần I và câu 1 phần II chính là những câu mang tính phân hóa thí sinh” – cô Duyện nhận xét.

Câu 2 của phần làm văn đề cập đến tác phẩm “Vợ nhặt” – một tác phẩm quen thuộc của nhà văn Kim Lân. Yêu cầu của đề thi rõ ràng, tường minh nên không đánh đố thí sinh. Đáng nói, cơ cấu điểm ở phần này là 5 điểm nên đây cũng có thể được coi là câu “gỡ điểm” của nhiều thí sinh.

Nhìn chung, chất lượng đề thi năm nay khá tốt cả về nội dung lẫn hình thức. Với đề thi này, thí sinh nắm chắc thức trên lớp là có thể đạt điểm trung bình trở lên. “Tôi dự đoán, năm nay phổ điểm thi môn Ngữ văn sẽ tương đương năm ngoái, thậm chí có thể cao hơn một chút. Năm nay sẽ xuất hiện nhiều điểm 9 – 9,5” – cô Duyên nhận định.

Thí sinh ký tên điểm danh trước giờ thi tại hội đồng thi Trường THPT Trần Nguyên Hãn, Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Anh Tú.

Thí sinh ký tên điểm danh trước giờ thi tại hội đồng thi Trường THPT Trần Nguyên Hãn, Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Anh Tú.

Đề thi tường minh, không đánh đố thí sinh

Đồng quan điểm, cô Nguyễn Thanh Hồng, giáo viên trường THPT Tứ Kỳ (Hải Dương) - nhận xét, đề thi Ngữ văn bám sát đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Ngữ liệu đọc hiểu mới mẻ, các câu hỏi mang tính phân loại tốt.

Vấn đề nghị luận xã hội có tính thời sự, có thể liên hệ tốt với bản thân học sinh và trong đời sống thực tế. Câu nghị luận văn học nằm trong phạm vi ôn tập chương trình lớp 12, lựa chọn đoạn trích không phải là trọng tâm, tiêu biểu, nhưng thể hiện được tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Để phân tích được đoạn trích này đòi hỏi học sinh phải có tư duy tốt, hiểu sâu sắc toàn bộ tác phẩm”.

Đối với môn Toán, thầy Trịnh Duy Bình – giáo viên Toán Trung tâm BDVH Edufly (Hà Nội) nhận xét, đề thi có sự phân hóa nên thuận lợi cho các cơ sở giáo dục đại học xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Các câu hỏi được thiết kế từ mức độ thông hiểu cho đến vận dụng, vận dụng cao.

Chẳng hạn, ở mã đề thi 101, từ câu 1 đến câu 37 ở mức độ nhận biết – thông hiểu. Từ câu 38 đến câu 50 thuộc mức độ vận dụng – vận dụng cao.

Thầy Trịnh Duy Bình. Ảnh: NVCC.

Thầy Trịnh Duy Bình. Ảnh: NVCC.

"Nhìn chung, đề thi năm nay có mức độ khó tương đương với năm 2022. So với đề thi minh họa, đề thi chính thức – kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay khó hơn khi số lượng các câu vận dụng cao nhiều hơn. Độ khó ở các câu này cũng cao hơn hơn so với đề thi minh họa" - thầy Bình nhận xét và dự đoán phổ điểm môn Toán năm nay dao động từ 7 - 7,5 điểm.

Khép lại ngày thi đầu tiên, đa số giáo viên hài lòng với đề thi môn Ngữ văn, Toán. Các câu hỏi rõ nét, tường minh, không đánh đố học sinh. "Vạn sự khởi đầu nan" nhiều giáo viên hy vọng, đề thi của bài Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội sẽ được thiết kế tương tự như hai bài thi đầu tiên của Kỳ thi.

“Chất lượng đề thi là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công chung của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay”- cô Nguyễn Thị Duyên nhìn nhận.

Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2023:

Ngày

Buổi

Bài thi/môn thi thành phần của tổ hợp

Thời gian làm bài

Giờ phát đề cho thí sinh

Giờ bắt đầu làm

27/6

Sáng

8h: Họp cán bộ làm công tác thi tại điểm thi


Chiều

14h: Thí sinh đến phòng thi làm thủ tục dự thi, đính chính (nếu có sai sót), nghe phổ biến quy chế thi, lịch thi

28/6

Sáng

Ngữ văn

120 phút

7h30

7h35

Chiều

Toán

90 phút

14h20

14h30

29/6

Sáng

Bài thi KHTN

Vật lý

50 phút

7h30

7h35

Hóa học

50 phút

8h30

8h35

Sinh học

50 phút

9h30

9h35

Bài thi KHXH

Lịch sử

50 phút

7h30

7h35

Địa lý

50 phút

8h30

8h35

Giáo dục công dân

50 phút

9h30

9h35

Chiều

Ngoại ngữ

60 phút

14h20

14h30

30/6

Dự phòng

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.