Điểm mặt 5 "sát thủ" âm thầm trong bữa ăn hàng ngày

GD&TĐ - Chúng ta vẫn vô tình đưa vào cơ thể nhiều loại thức ăn chứa các chất rất độc, mà không hề hay biết.  

Điểm mặt 5 "sát thủ" âm thầm trong bữa ăn hàng ngày

Măng tươi

Theo các nhà nghiên cứu, trong măng tươi chứa Cyanogenic glycoside, có khả năng biến thành Acid Cyanhydric (bao gồm các muối hoặc Acid) đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hoá là 1 mg/kg trọng lượng cơ thể.

Trong măng tươi, hàm lượng chất này rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi ăn phải loại măng không được loại bỏ Cyanide có thể gây ra tình trạng thiếu ôxy tế bào, ngộ độc, triệu chứng là khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở, nặng có thể dẫn đến tử vong...

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo, mỗi lần ăn măng không nên ăn quá 100g măng tươi. Khi ăn cần ngâm nước kỹ và luộc thật chín nhiều lần để loại bỏ độc tố.

Cà chua xanh

 Ăn cà chua xanh là một việc làm vô cùng tai hại, dễ gây ngộ độc thực phẩm. Do trong cà chua xanh có chứa solanine, một chất rất độc, có thể khiến bạn ngộ độc ngay tức khắc với các biểu hiện điển hình như khoang miệng có cảm giác đắng chát kèm theo đó là triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, và nôn khi ăn phải.

Thậm chí, không ít trường hợp còn thiệt mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Điểm mặt 5

Khoai tây mọc mầm

Khoai tây để lâu, nhất là trong môi trường ẩm thấp rất dễ mọc mầm. Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu bạn ăn vỏ xanh trên củ hoặc các mầm khoai.

Nếu ăn với lượng ít, solanine và alpha-chaconine trong khoai tây gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.

Điểm mặt 5

Ngộ độc nặng hơn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thần kinh cùng với các trục trặc về tiêu hóa như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại, đau bụng, nhìn kém, nôn...

Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài 1-3 ngày. Có người phải nằm viện, thậm chí tử vong do ngộ độc khoai tây.

Dưa muối chưa kĩ

Nghiên cứu đã chỉ ra dưa mới muối chứa nhiều nitric, đây là một loại chất có độc tính cao, ở liều 3g trở lên có thể dẫn đến chết người, liều 0,3 - 0,5g có thể gây ngộ độc.

Nitric được sản sinh nhiều nhất trong giai đoạn dưa mới muối và dưa quá chua (bị khú).

Điểm mặt 5

Khi ăn dưa muối, dịch vị trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho nitric tác động vào các thực phẩm có chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, mắm… để tạo thành một hợp chất là nitrosamine, có thể gây ung thư.

Như vậy, để hạn chế quá trình hình thành nitrosamine, chúng ta không nên ăn dưa muối khi còn màu xanh, vị cay hăng hay ăn dưa muối đã bị khú.

Thực phẩm đông lạnh

Không chỉ đơn thuần là mất chất dinh dưỡng, thực phẩm đông lạnh để lâu tồn tại rất nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng cho sức khỏe, có nguy cơ trở thành nơi tích tụ các mầm mống gây bệnh như các chất độc hại, vi khuẩn, vi rút có hại.

Khi đưa vào sử dụng những thực phẩm này, các bộ phận trên cơ thể sẽ bị xâm hại bởi các yếu tố gây hại, đặc biệt là các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Điều này dẫn tới sự suy giảm chức năng của các cơ quan và gây bệnh.

Có thể bệnh hoặc các triệu chứng không xuất hiện ngay sau khi ăn nhưng nó sẽ tích tụ bên trong cơ thể và gây hại về sau. Những độc tố tích tụ đó có thể dẫn đến rất nhiều bệnh về dạ dày, ruột, gan…

Theo VTC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngôi nhà còn là 'lớp học' bồi dưỡng, trao truyền dân ca ví, giặm cho thế hệ trẻ.

Còn sức còn trao truyền dân ca ví, giặm

GD&TĐ - Dưới sự hướng dẫn của vợ chồng nghệ nhân, những năm gần đây câu lạc bộ Dân ca ví, giặm xã Cẩm Mỹ liên tục phát triển và giành nhiều giải thưởng.