Tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng mang số hiệu HQ-011 cập cảng Cam Ranh ngày 5/3/2011 và được biên chế vào lực lượng hải quân Việt Nam ngay sau đó.
transparent;">hiến hạm lớp Projekt 11661E Gepard 3.9 này do nhà máy đóng tàu A.M Gorky ở Zelenodolsk của Nga đóng theo hợp đồng đã ký kết với Hải quân Việt Nam cuối năm 2006.
Phía Nga và Việt Nam đã ký hợp đồng trị giá 350 triệu USD, đóng 2 chiến hạm lớp Gepard 3.9 của Viện thiết kế ZPKB ở Zelenodolsk.
Đây là chiến hạm đầu tiên được khởi đóng tháng 7/2007. Theo đánh giá của ông Renat Mistakhov, Giám đốc công ty A.M Gorky, Gepard 3.9 đã thể hiện tính năng chiến - kỹ thuật cao trong suốt quá trình thử nghiệm trên biển Baltic. Ảnh:Trọng Thiết.
Tháng 8/2011, hải quân Việt Nam tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa Gepard thứ hai, số hiệu HQ-012 Lý Thái Tổ. Tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ là loại tàu Gepard 3.9, do Công ty Roso Bopne Xport (Nga) sản xuất, được biên chế trong đội tàu của Bộ Tư lệnh vùng D Hải quân.
Tàu dài hơn 100 m, rộng 13 m, được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ và tấn công hiện đại. Tàu có thể chịu được sóng gió cấp 10-12. Trong ảnh là toàn bộ thủy thủ tàu HQ-102 Lý Thái Tổ tại quân cảng Cam Ranh sáng 22/8/2011. Ảnh:Nguyễn Nam Anh
Hai tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Việt Nam trên quân cảng Cam Ranh. Ảnh:Nguyễn Nam Anh.
Thông tin Việt Nam mua tàu ngầm của Nga được công bố trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Liên bang Nga cuối năm 2009. Giá trị của hợp đồng gồm 6 tàu ngầm này là 2 tỷ USD.
Đây là một trong những hợp đồng lớn nhất lịch sử xuất khẩu khí tài hải quân của Nga. Bên cạnh việc cung cấp tàu ngầm, Nga cũng sẽ giúp Việt Namxây dựng căn cứ tàu ngầmvà một cơ sở sửa chữa bảo trì.
Trong ảnh là tàu ngầm lớp Kilo 636 có tên Hà Nội tại một cảng gần Kaliningrad. Ảnh:Shipspotting.
Tàu ngầm lớp Kilo 636 "Hà Nội" được đánh giá là rất hiện đại và được trang bị nhiều thiết bị mới. Ảnh:shipspotting.com
Đầu năm 2013, quân chủng Phòng không - Không quân đã tiếp nhận chiếc Su-30MK2 cuối cùng trong đơn đặt hàng từ Nga.
Ngay sau khi nhận đủ số máy bay tiêm kích đa năng, các đơn vị trong Quân chủng đã đi vào sử dụng, vận hành máy bay phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
Sau thời gian huấn luyện, chuyển loại, đến nay, phi công và đội ngũ kỹ sư Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ công nghệ để vận hành máy bay Su-30MK2. Ảnh:Trung đoàn 923.
Các phi công Việt Nam bên những chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2. Nhiều người trong số họ là đại diện của thế hệ 8X. Ảnh:Người lao động.
Bên cạnh những chiến đấu cơ hiện đại Su-30MK2 hay Su-27, quân chủng Phòng không - Không quân vẫn tiếp tục khai thác hiệu quả các loại máy bay đã được trang bị trước đó như Su-22. Ảnh:QĐND.
Tổ hợp tên lửa S-300 là loại vũ khí mới và hiện đại của Quân chủng Phòng không - Không quân. Bộ đội tên lửa S-300 đã hoàn toàn làm chủ loại vũ khí hiện đại này.
S-300 là một loạt các hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Tổng công ty khoa học công nghiệp Almaz của Nga sản xuất dựa trên phiên bản S-300P đầu tiên. Ảnh:QĐND.
40 năm trước, với tên lửa SAM-2, các chiến sĩ tên lửa đã quật đổ 29 siêu pháo đài bay B-52. Lớp chiến sĩ tên lửa hôm nay, với vũ khí hiện đại hơn, tiếp tục tích cực tổ chức huấn luyện nhằm làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật và luôn lập thành tích cao trong các đợt diễn tập có bắn đạn thật. Ảnh:QĐND.
ĐIỂM DANH VŨ KHÍ SIÊU HIỆN ĐẠI CỦA QUÂN ĐỘI VIỆT NAM