TS Phan Thúy Hiền giới thiệu về công tác bảo tồn cây thuốc quý.
Cách chế biến món ăn bổ dưỡng từ cây thuốc ngải chân vịt: Tăng ky (còn được gọi ngải chân vịt), có tên khoa học: Artemisia lactiflora Wall. Cây có vị cay, ngọt, tính bình. Theo kinh nghiệm dân gian và kiến thức y học cổ truyền (YHCT) ghi chép, ngải chân vịt được dùng chữa bế kinh, đau bụng kinh nguyệt ở phụ nữ, đại tiện ra máu, ho, chữa trị vết thương hở…
Cách bào chế dược liệu này rất đơn giản, có thể sử dụng 30 - 50g tăng ky tươi hầm với thịt gà làm món ăn bồi bổ sức khỏe chị em sau sinh. Với những người hay ho, sử dụng bài thuốc 60g tăng ky + 6g bạc hà +120g đậu phụ+ 60g đường trắng hầm nhừ để ăn cả nước lẫn cái.
Đối với phụ nữ mắc chứng bế kinh, hay đau bụng trước kỳ sinh nở có thể dùng 30 - 60g cây ngải chân vịt nấu chung với rượu, nước sau đó pha với đường uống.
Hay khi bị thương do va đập dẫn đến bầm dập da thịt có thể kết hợp 60g ngải chân vịt với 30g củ hẹ tươi đem trộn đều, giã nhuyễn rồi tẩm rượu đắp lên vùng tổn thương. Ngoài ra những người mắc chứng đầy bụng, khó tiêu hãy thử dùng lá ngải chân vịt sức lấy nước uống.
Cây thuốc ngải chân chân vịt.
Khởi tử, dược liệu bồi bổ toàn thân: Cây thuốc quý nữa có tên khởi tử (còn được gọi câu kỷ tử) có tên khoa học Lycium chinense Mill. Cây có vị ngọt, tính bình tác động vào kinh can và thận giúp dưỡng can, bổ thân, ích tinh, nhuận phế.
Theo TS Hiền, kỷ tử được xem là vị thuốc bổ dưỡng toàn thân, dùng cho cơ thể suy nhược, can thận hư tổn, lưng gối nhức mỏi, thị lực giảm, di tinh, đái đường. Theo một số tài liệu y khoa, dược thảo này còn chứa công dụng bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo.
Trong YHCT, kỷ tử được dùng trong một số bài thuốc như sau:
Chữa suy nhược cơ thể, lưng gối nhức mỏi: Dùng 12g kỷ tử + 12g thục địa + 9g tục đoạn + 12g tầm gửi sơ chế bằng cách sao vàng hạ thổ rồi đem sắc nước uống.
Chữa can thận bất túc, đau đầu hoa mắt: Kết hợp các vị kỷ tử, cúc hoa, thục địa, sơn thù du, sơn dược, trạch tả, mẫu đơn bì, phục linh, liều lượng mỗi thứ bằng nhau. Bào chế thuốc thành dạng bột mịn, trộn với mật ong uống hàng ngày. Mỗi lần uống 9g thuốc viên.
Chữa thận hư di tinh, xuất tinh sớm, khí huyết lưỡng suy: Dùng kỷ tử, thỏ ty tử (cây tơ hồng) mỗi loại 240g, ngũ vị tử 30g, phúc bổ tử 120g, xa tiền tử 60g. Đem tất cả vị thuốc nghiền thành bột mịn trộn với mật ong, sơ chế thành dạng hoàn uống mỗi ngày.
Chữa bệnh nam giới bất dục: Có thể áp dụng bài thuốc 120g câu kỷ tử, 60g đương quy, 180g thục địa. Đem tất cả ngâm rượu, mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng, tối, mỗi lần khoảng 30ml.
Trị nám mặt, da mặt sần sùi: Dùng 10kg kỷ tử, 3kg sinh địa đem tán thành bột, uống 1 muỗng với rượu nóng 3 lần/ngày, uống lâu sẽ giúp da mịn, đẹp.
Trị can thận âm hư, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, thị lực kém có thể vận dụng thang thuốc gồm câu kỷ tử, cúc hoa (mỗi vị 12g), thục địa (16g), sơn dược (8g); phục linh, đơn bì, trạch tả (mỗi vị 6g). Bào chế thuốc thành dạng viên uống hàng ngày. Mỗi lần uống 12g, uống 2 lần/ngày trộn với muối nhạt.
Trị viêm gan mãn tính, xơ gan do âm hư: Dùng các vị bắc sa sâm, mạch môn, đương quy mỗi thứ 12g, sinh địa 24-40g, kỉ tử 12- 24g, xuyên luyện tử 6g đem trộn đều sắc lấy nước uống.
Dược liệu khởi tử.
Công dụng trị bệnh của đương quy Nhật Bản: Đương quy Nhật bản (tần quy, can quy) có tên khoa học Angelica acutiloba Kitagawa. Đương quy có tính vị ngọt hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm. Thảo dược này có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, thông kinh, dưỡng gân, tiêu sưng, nhuận tràng.
YHCT ghi nhận đương quy là vị thuốc dùng phổ biến, giữ vai trò đầu vị trong các bài thuốc chữa bệnh phụ nữ. Đồng thời cũng chỉ định trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể suy yếu, suy tim, mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, đau kinh, bế kinh (uống trước ngày hành kinh 7 ngày). Mỗi ngày uống 7-10g dưới dạng sắc nước uống hoặc ngâm rượu uống.
Hiện nay Viện dược liệu mà cụ thể là Trung tâm nghiên cứu và chế biến cây thuốc đã đưa thành công giống cây đương quy Nhật Bản (A.acutiloba) vào trồng ở Việt Nam và nghiên cứu thấy có những tác dụng dược lí sau: Thảo dược làm ức chế hệ thần kinh trung ương, gây trấn tĩnh, kéo dài thời gian ngủ, có tác dụng giảm đau đã thí nghiệm trên chuột.
Thảo dược này có có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, điều kinh, tăng sản sinh kháng thể và làm giảm khả năng máu đông. Qua nghiên cứu, Viện dược liệu đã tạo sản phẩm viên bao phim Angala và nghiên cứu lâm sàng giai đoạn III, chứng minh tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư vú của các bệnh nhân chiếu tia xạ. Hiện nay Viện đã có một số sản phẩm đưa ra thị trường.
Dùng đương quy trị bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể: Trong YHCT, danh y Hải Thượng Lãn Ông đã ứng dụng những bài thuốc cổ phương có đương quy như sau:
Chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược, kinh nguyệt không đều, sau khi đẻ máu hôi chảy mãi không hết bằng bài thuốc có công thức: Đương quy (16g), thục địa (12g), bạch thược (8g), xuyên khung (6g), nước (600 ml). Đem thuốc sắc cô cạn còn 200 ml, chia thành các phần nhỏ uống ba lần trong ngày.
Chữa các chứng uất, cảm mạo, phụ nữ can uất: Dùng bài bát vị tiêu giao án: Đương quy, bạch truật, bạch thược, bạch linh, sài hồ, bạc hà, chích thảo (mỗi vị 4g), đơn bì (3g), chi tử (3g).
Chữa huyết nhiệt, táo bón: Sử dụng các vị đương quy, thục địa, đại hoàng, cam thảo, đào nhân (mỗi vị 4g), sinh địa (3g), thăng ma (3g), hồng hoa (1g) để sắc nước uống.
Chữa phụ nữ rong kinh, rong huyết, có thai ra màu hoặc sẩy thai ra máu không dứt có thể ứng dụng bài thuốc 12g đương quy, 12g sinh địa, 16g bạch thược, 8g xuyên khung, 8g a giao (kéo chế biến từ da lừa), 8g cam thảo, 8g ngải diệp
Ngoài ra có thể dùng đương quy bào chế bài thuốc dưỡng não, chữa trị chứng mất ngủ, ngủ hay mê sảng: Công thức bài thuốc như sau: Đương quy (100g), viễn chí (40g), xương bồ (40g), táo nhân (60g), ngũ vị (60g), khởi tử (80g), đởm tinh (40g), thiên trúc hoàng (40g), long cốt (40g), ích trí nhân (60g), hổ phách (40g), nhục thung dung (80g), bá tử nhân (60g), chu sa (40g), hồ đào nhục (80g).
Đem tất cả tán thành bột, gia thêm mật ong bào chế thành dạng viện khoảng 4g. Mỗi ngày uống thuốc 2 lần, mỗi lần 1 viên, uống liên tục ít nhất 15 ngày sẽ cảm nhận được hiệu quả.
Ngoài ra y học cổ còn chép lại bài thuốc chữa suy nhược tâm thần với triệu chứng tượng tim đập nhanh, thở hổn hển: Công thức bài thuốc để mọi người tham khảo như sau: Đương quy, sinh địa, táo chua, ngũ vị tử (mỗi vị 1.562g); thủy xương bồ, nhân sâm, huyền sâm, hoàng liên, phục linh, đan sâm, cát cánh, viễn chí (mỗi vị 781g). Tổng bài thuốc có trọng lượng 16.401g. Sau sơ chế, tán thuốc thành bột, vo thành viên nhỏ. Mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 2 lần.
Cây nhọ nồi có tác dụng cầm máu hiệu quả.
Công dụng cầm máu của cây nhọ nồi: Cây thuốc quen thuộc nữa với người Việt là cỏ nhọ nồi có tên khoa học Eclipta prostrate L. Thảo dược có vị ngọt chua, mặn, tính mát. Nhìn chung cây có tác dụng bổ thận, làm mạnh xương cốt, đen tóc, bổ huyết, giải độc.
Đặc biệt nhọ nồi được dùng làm thuốc bổ máu, cầm máu bên trong và bên ngoài, chữa ho ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh, băng huyết. Dây còn là dược liệu chữa ban sởi, ho hen, viên họng, bệnh nấm da, làm thuốc nhộm tóc.
Y học cổ truyền Trung Hoa sử dụng nhọ nồi bào chế thuốc bổ toàn thân và cầm máu, có trong thành phần thuốc mỡ để điều trị một số bệnh da liễu. Liều dùng: một lần lấy 4-6g sắc nước uống.
Cụ thể, khi bị chảy máu (trong và ngoài) có thể dùng 12g nhọ nồi khô hoặc 30-50g sắc uống. Sử dụng thuốc độc lập hoặc phối hợp với ngó sen, lá trắc bá, bách hợp sắc nước uống.
Những người ho khạc ra máu có thể lấy 60g cây nhọ nồi kết hợp với 40g rễ cỏ tranh cộng với một ít thịt lợn nạc. Cho tất cả vào nồi ninh nhừ lấy nước uống. Tương tự, khi bị chảy máu cam, có thể sử dụng bài thuốc sắc nước uống có công thức: Cỏ nhọ nồi (20g), hoa hòe sao đen (20g), cam thảo đất (16g). Mỗi ngày uống một thang.
Còn khi đại tiện ra máu, mọi người có thể đặt cây nhọ nồi lên một miếng ngói rồi sấy khô. Sau đó tán thảo dược thành bột, hòa vào nước cháo để uống.
Ngoài công dụng cầm máu, cây nhọ nồi còn được sử dụng kết hợp trong một số trường hợp như:
Bài thuốc chữa viêm họng: 20g nhọ nồi + 20g bồ công anh + 12g củ cây rẻ quạt + 16g kim ngân hoa + 16g cam thảo đất. Đem thang thuốc sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
Chữa sốt cao: 20g cây nhọ nồi + 20g sài đấy + 20g củ sắn dây + 16g cây cối xay + 12g ké đầu ngựa và 16g cam thảo đất trộn đều sắc lấy nước uống một ngày một thang.
Chữa sốt phát ban: Mỗi ngày sắc 60g nhọ nồi rồi lấy nước uống. Ngày 1 tháng chia thánh 2-4 lần uống trong ngày.
Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội có tiền thân là vườn thuốc Viện đông y thành lập từ năm 1957. Sau đó được bàn giao cho viện dược liệu.
Trung tâm có chức năng nghiên cứu toàn diện về kỹ thuật nhân giống, di thực nhập nội giống cây thuốc, kĩ thuật trồng trọt, bảo tồn quỹ gen cây thuốc cũng như quy trình sơ chế biến và chiết xuất dược liệu nhằm tạo ra vùng nguyên liệu làm thuốc cho YHCT và xuất khẩu.
Trung tâm còn được giao nhiệm vụ chuyển giao KHCN cho các cơ sở, địa phương phát triển trồng trọt dược liệu trên toàn quốc.