Điểm danh 8 bất cập trong nghiên cứu khoa học của giảng viên

GD&TĐ - Nghiên cứu khoa học là hoạt động bắt buộc và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với giảng viên ĐH. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động này còn không ít bất cập, hạn chế.

Điểm danh 8 bất cập trong nghiên cứu khoa học của giảng viên

Từ trải nghiệm thực tế, cô Nguyễn Thị Hương Lan (Trường ĐH Đại Nam) đã chỉ ra cụ thể 8 bất cập trong hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên hiện nay.

Chưa nhận thức được tầm quan trọng của NCKH

Giảng viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của NCKH hoặc do áp lực về thu nhập nên thường lựa chọn giảng dạy thay vì NCKH.

Thêm vào đó, NCKH rõ ràng là công việc nhọc nhằn, tốn nhiều thời gian và công sức so với việc lên lớp, trong khi thu nhập lại ít ỏi.

Nói một cách thẳng thắn hơn, đối với giảng viên, việc giảng dạy có khả năng tạo thu nhập nhanh và nhiều hơn so với NCKH. Tình trạng giảng viên vượt giờ giảng định mức 100 - 200% khá nhiều, trong khi số giảng viên đủ định mức giờ NCKH lại ít.

Thiếu nền tảng quan trọng để thực hiện nghiên cứu

Nhiều giảng viên ĐH còn thiếu nền tảng quan trọng để thực hiện nhiệm vụ NCKH. Trong đó phải kể đến việc chưa được trang bị kiến thức nền tảng về môn phương pháp nghiên cứu khoa học ở bậc ĐH và thạc sĩ, do nhiều trường chưa đưa môn học này thành môn bắt buộc.

Bên cạnh đó, các công trình NCKH ngày nay phần lớn phải có những số liệu sơ cấp, được thực hiện trên cơ sở điều tra xã hội và chuyên sâu.

Trong khi nhiều giảng viên còn chưa đủ trình độ thiết kế các bảng hỏi và công cụ chạy mô hình, xử lý kết quả điều tra... Do vậy, nhiều giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ còn lúng túng, e ngại, thiếu tự tin để thực hiện các công trình NCKH.

Chất lượng cán bộ NCKH chưa đồng đều

Thực tế là chất lượng đội ngũ cán bộ NCKH chưa đồng đều, thiếu chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực và chưa đủ sức đảm nhiệm các nhiệm vụ nghiên cứu có tầm cỡ cấp Bộ, cấp Nhà nước và quốc tế.

Đối với Trường ĐH Đại Nam và các trường tư thục, do phải chăm lo nhiều việc trong giai đoạn đầu thành lập nên chưa thể đủ điều kiện đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ NCKH.

Chưa có chế tài với giảng viên không có công trình NCKH

Hiện chưa có một chế tài nào đối với những giảng viên không có công trình NCKH. Nhiều giảng viên không có công trình nghiên cứu nào trong thời gian dài nhưng vẫn được giảng dạy.

Hạn chế ngoại ngữ

Một bộ phận giảng viên trong quá trình NCKH, do hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên khi tham khảo tài liệu làm đề tài còn quá lệ thuộc và Internet và các tài liệu được biên soạn hoặc biên dịch lại...

Vì vậy, tính thiết thực của tài liệu sử dụng giảm đi rất nhiều và nội dung của các công trình nghiên cứu còn chưa phong phú.

Đề tài bỏ ngỏ nhiều vấn đề thiết thực

Các đề tài giảng viên lựa chọn mang tính chất khái quát, tổng quan nhiều, chưa sâu, chưa đi vào những vấn đề cụ hể, bỏ ngỏ nhiều vấn đề thiết thực.

Nhiều đề tài được nghiên cứu dựa trên mô hình đã được nghiên cứu từ trước, hoặc chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của chính bản thân giảng viên, hoặc nhu cầu môn học, ngành học.

Các sản phẩm nghiên cứu ít tính ứng dụng hoặc có thể đưa ra thị tr ường nghiên cứu và chuyển giao.

Khó khăn về kinh phí nghiên cứu

Nguồn kinh phí của các trường chủ yếu được dành cho các hoạt động giảng dạy và học tập; tỷ trọng kinh phí dành cho những đề tài NCKH của giảng viên không nhiều.

Thêm vào đó, do chất lượng nghiên cứu chưa tốt, chưa thiết thực nên không được các nhà đầu tư hoặc các cấp lãnh đạo chú trọng ưu tiên.

Đây cũng là điểm bất cập, gây khó khăn cho công tác phát triển NCKH trong giảng viên.

Chưa có định hướng NCKH hàng năm

Hầu hết các trường hiện nay đều có Hội đồng khoa học. Nhưng Hội đồng này thường dừng lại ở việc tổ chức nghiệm thu, đánh giá, chứ chưa đưa ra được những định hướng NCKH hàng năm cho giảng viên, cán bộ công nhân viên.

Bên cạnh đó là chính sách khuyến khích NCKH còn thiếu tính đồng bộ và chưa tạo được động lực NCKH trong giảng viên, cán bộ, công nhân viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.