Điểm đặc biệt trong nước bọt của muỗi nhiễm sốt xuất huyết

GD&TĐ - Cứ 20 người mắc sốt xuất huyết thì có khoảng 1 người sẽ tiến triển thành bệnh nặng, có thể dẫn đến sốc, xuất huyết và tử vong.

Có khoảng 400 triệu người mắc sốt xuất huyết mỗi năm.
Có khoảng 400 triệu người mắc sốt xuất huyết mỗi năm.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí PLOS Pathogens tiết lộ, nước bọt từ muỗi bị nhiễm virus sốt xuất huyết có chứa một chất cản trở hệ thống miễn dịch của con người. Đồng thời, khiến con người dễ dàng bị nhiễm virus có khả năng gây chết người hơn.

Phát hiện được đưa ra bởi nhà khoa học thuộc Trường Y, Đại học Virginia (Mỹ) và các cộng tác viên. Phát hiện đã giúp giải thích lý do tại sao căn bệnh này lại dễ dàng lây truyền như vậy. Từ đó, có thể giúp đưa ra những cách mới để ngăn ngừa lây nhiễm.

Tiến sĩ Mariano A. Garcia-Blanco, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Thật đáng chú ý là những loại virus này rất thông minh. Chúng phá vỡ sinh học của muỗi để ngăn chặn các phản ứng miễn dịch ở chúng ta để sự lây nhiễm có thể xảy ra”.

Ông Garcia-Blanco cho rằng, các nhà nghiên cứu sẽ tìm thấy những chất làm giảm miễn dịch tương tự đi kèm với bệnh nhiễm trùng do muỗi truyền khác như Zika, sốt Tây sông Nile và sốt vàng da.

“Những phát hiện của chúng tôi gần như chắc chắn sẽ được áp dụng cho các trường hợp nhiễm loại flavivirus khác. Các phân tử cụ thể ở đây không có khả năng áp dụng cho bệnh sốt rét, nhưng khái niệm này có thể khái quát hóa đối với nhiễm virus”, chuyên gia cho biết.

Khoảng một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. Trong đó, có khoảng 400 triệu người bị nhiễm bệnh mỗi năm. Hầu hết mọi người sẽ bị nhẹ. Tuy nhiên, cứ 20 người mắc sốt xuất huyết thì có khoảng 1 người sẽ tiến triển thành bệnh nặng, có thể dẫn đến sốc, xuất huyết và tử vong.

Tiến sĩ Garcia-Blanco và nhóm của ông phát hiện, nước bọt của những con muỗi bị nhiễm bệnh không chỉ chứa virus sốt xuất huyết, mà còn có các phân tử do virus tạo ra.

Những phân tử này có thể làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Các nhà khoa học kết luận, việc có các phân tử này, được gọi là sfRNA, khi bị muỗi đốt khiến nạn nhân có nhiều khả năng mắc sốt xuất huyết.

“Bằng cách đưa RNA này vào vị trí vết cắn, nước bọt của người nhiễm sốt xuất huyết tạo điều kiện cho sự lây nhiễm hiệu quả. Đồng thời, mang lại lợi thế cho virus trong trận chiến đầu tiên giữa nó và hệ thống phòng thủ miễn dịch của chúng ta”, các nhà khoa học giải thích.

Các nhà khoa học nghiên cứu về muỗi trước đây đã nghi ngờ rằng nước bọt của loài côn trùng này có thể chứa một số loại chất giúp tăng cường khả năng lây nhiễm. Những phát hiện mới đã xác định chính xác một vũ khí của virus.

Từ đó, mở ra cơ hội cho việc phát hiện những cách mới giúp giảm lây truyền và kiểm soát sự lây lan của bệnh. Hiện tại, cách tốt nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết nghiêm trọng vẫn là tránh bị muỗi đốt.

Theo MedicalXpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các chiến binh Houthi cùng hệ thống 2K12 Kub.

Ác mộng với tiêm kích Mỹ

GD&TĐ - Lực lượng Ansar Allah (Houthi) ở Yemen tuyên bố đã bắn hạ một tiêm kích hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ khi tham gia chiến dịch tấn công Houthi.