Điểm chuẩn năm 2022 Học viện Ngân hàng cao nhất 28,05 điểm

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chiều 15/9, Hội đồng tuyển sinh Học viện Ngân hàng đã công bố điểm chuẩn năm 2022. Theo đó, ngành Luật Kinh tế có mức điểm cao nhất là 28,05 điểm.

Điểm chuẩn năm 2022 của Học viện Ngân hàng cao nhất ở mức 28,05 điểm. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.
Điểm chuẩn năm 2022 của Học viện Ngân hàng cao nhất ở mức 28,05 điểm. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

Theo Hội đồng tuyển sinh của Học viện Ngân hàng, điểm chuẩn trúng tuyển năm 2022 theo phương thức dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 ở các mã ngành đào tạo dao động từ 24 điểm ở các ngành như Quản trị kinh doanh, Kế toán cho tới 28,05 điểm ở ngành Luật Kinh tế.

Liên tiếp trong nhiều năm qua, ngành Luật Kinh tế (tổ hợp khối C00, D14, D15) có mức điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất học viện, thậm chí ngang bằng so với một số trường đại học có đào tạo ngành Luật trên cả nước.

Mức điểm chuẩn năm 2022 vừa được Học viện Ngân hàng thông báo chính thức.

Mức điểm chuẩn năm 2022 vừa được Học viện Ngân hàng thông báo chính thức.

Năm 2022, Học viện Ngân hàng tuyển 3.200 chỉ tiêu theo 5 phương thức gồm xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, dựa vào kết quả học tập THPT, xét dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội và điểm thi tốt nghiệp THPT.

Theo TS Đỗ Mạnh Phương - Phó Trưởng Khoa Luật, Học viện Ngân hàng, cơ hội việc làm đối với sinh viên Luật nói chung và sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế nói riêng là rất rộng mở.

Sau khi ra trường, các em có thể làm việc tại nhiều cơ quan, đơn vị như các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, văn phòng Luật, luật sư, các đơn vị thừa phát lại… Với các vị trí đó, sinh viên Luật đều có thể đảm nhiệm được.

Nhiều em có thể sẽ nhầm lẫn giữa việc sinh viên Khoa Luật Học viện Ngân hàng sẽ không làm việc được ở Viện kiểm sát, Tòa án, Thi hành án hay Công an, Quân đội. Tuy nhiên, cơ hội việc làm là rộng mở cho tất cả các sinh viên tại các cơ sở đào tạo Luật.

"Ngoài ra, sinh viên Khoa Luật của Học viện Ngân hàng còn có lợi thế hơn bởi ngoài các kiến thức về Luật, sinh viên còn được trang bị những kiến thức về kinh tế, tài chính, ngân hàng... Chính vì vậy, khi các em làm việc ở những doanh nghiệp, tổ chức tín dụng thì sẽ thuận tiện và bắt nhịp nhanh chóng hơn với công việc được giao" - TS Đỗ Mạnh Phương nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chuyên gia đào tạo chia sẻ với học sinh Trường THCS Thành Công.

Cha mẹ hạnh phúc, con thành công

GD&TĐ - Chuyên đề Cha mẹ hạnh phúc, con thành công với góc nhìn mới, tầm quan trọng của "tam giác vàng" gia đình - trẻ em - thầy cô với sự phát triển của trẻ.