Dịch bệnh mùa đông xuân đã cận kề

GD&TĐ - Ngày 3/11, Bộ Y tế tổ chức hội nghị Tăng cường phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân khu vực phía Bắc năm 2017-2018. Lãnh đạo Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các bệnh viện tuyến cuối và đại diện sở y tế 28 tỉnh thành phía Bắc cùng tham dự.

Đại diện 28 địa phương khu vực phía Bắc tham dự hội nghị
Đại diện 28 địa phương khu vực phía Bắc tham dự hội nghị

ThS Đặng Quang Tấn, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Gần 10 bệnh đang lưu hành ở khu vực phía Bắc khiến không ít người dân mắc, phải nhập viện điều trị. Sốt xuất huyết vẫn là nỗi sợ của nhiều người khi có mặt tại 63 tỉnh, thành với số mắc lên đến 156.716 trường hợp, trong đó có 30 người tử vong.

Sau 4 tháng tăng với tốc độ phi mã tại khu vực phía Nam, đặc biệt là Hà Nội, từ đầu tháng 9 đến nay số mắc giảm liên tục ở hầu hết các địa phương (từ hơn 8 ngàn ca/tuần xuống còn vài trăm ca/tuần.

Trong khi sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu, dại, than, viêm não do virus, viêm não mô cầu vẫn được ghi nhận rải rác tại một số địa phương thì sởi, ho gà bắt đầu vào vụ. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 45 trường hợp mắc sởi, trong đó có 1 trường hợp tử vong (tăng 42 trường hợp so với năm 2016). Số ca mắc phân bố tại 39 xã, phường, thị trấn của 20 quận, huyện, thị xã..

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, GĐ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, sởi có mặt ở Hà Nội quanh năm, nhưng 7 tháng đầu năm, mỗi tháng chỉ ghi nhận 1-3 ca mắc. Bắt đầu từ tháng 8, số ca mắc tăng lên 8 và tăng gấp đôi vào tháng 9 (15 ca) và 16 ca vào tháng 10.

Ho gà là bệnh thường gặp ở trẻ mùa đông xuân
Ho gà là bệnh thường gặp ở trẻ mùa đông xuân

Trong số trẻ mắc trên có tới 36 trẻ chưa tiêm phòng hoặc tiêm không đủ mũi. Tương tự, ho gà cũng tấn công 119 trẻ ở Hà Nội, 1 trường hợp tử vong (số mắc tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2016). Có 110/119 ca (chiếm 92,4%) trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ 3 mũi vắc xin phòng bệnh.

Là địa phương có tỷ lệ tiêm chủng cao (95%) nhưng mỗi năm còn lại 5% trẻ chưa được tiêm phòng, nếu tích lũy lại sẽ có lượng lớn trẻ không có kháng thể bảo vệ. Đây là đối tượng đễ bị dịch bệnh tấn công và là nguồn lây cho cộng đồng.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Đặng Quang Tấn cho rằng, tích lũy từ năm 2102 đến 2016, Hà Nội có 32.634 trẻ 9 tháng-24 tháng chưa được tiêm phòng sởi. Nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao đã vậy, những địa phương khác, chắc chắn tỷ lệ trẻ chưa có kháng thể còn cao hơn rất nhiều.

Việc xảy ra các vụ dịch (ho gà, sởi, bạch hầu…) là những bệnh đã có vắc xin tiêm chủng cho thấy công tác tiêm phòng chưa cao. Các địa phương không quản lý tốt đối tượng tiêm chủng. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, hội nghị là dịp để Bộ, các bệnh viện và sở y tế địa phương đánh giá, xem xét tình hình dịch bệnh tại địa phương như thế nào, công tác triển khai phòng chống ra làm sao.

Bệnh có vắc xin và bệnh lãng quên bùng phát ở một số địa phương chứng tỏ còn vùng lõm trong tiêm chủng. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương, đặc biệt là ngành y tế rà soát lại toàn bộ đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng. Tổ chức tiêm vét, tiêm bổ sung để đảm bảo ít nhất 95% trẻ được tiêm chủng tại tuyến xã. Tại bệnh viện tuyến cuối cũng cần tổ chức tiêm chủng cho trẻ trước đó bị hoãn do ốm đau, tiêm cho trẻ có nền bệnh cảnh đang điều trị tại viện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.