Dịch bệnh Covid-19 ở Hà Nội đang là cấp độ 2

GD&TĐ - UBND thành phố Hà Nội có Thông báo số 824/TB-UBND về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội tính đến ngày 3/12.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Kết quả đánh giá cấp độ dịch mới nhất được cập nhật tới 9h ngày 3/12. Thủ đô có điều chỉnh cấp độ dịch thuộc cấp quận, huyện, thị xã và cấp xã, phường so với báo cáo đánh giá 7 ngày trước.

Cụ thể, hiện thành phố vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng) trong phòng, chống dịch Covid-19 như cách đây 1 tuần.

7 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp tương ứng với màu xanh) - giảm 12 quận, huyện so với công bố vào ngày 26/11; 23 quận, huyện ở cấp độ 2 - tăng 12 quận, huyện. 7 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 1 gồm: Ba Vì, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thạch Thất và Ứng Hoà.

Về cấp xã, phường, có 523 địa phương ở cấp độ 1 (giảm 12 xã, phường); 53 xã, phường ở cấp độ 2 (tăng 11 xã, phường); 3 phường ở cấp độ 3 (nguy cơ cao tương ứng với màu cam) (tăng 1 phường), gồm: phường Phố Huế (quận Hai Bà Trưng); phường Khâm Thiên (quận Đống Đa) và phường Trung Phụng (quận Đống Đa) - đây là những phường ghi nhận nhiều ca cộng đồng trong 14 ngày qua. Không có xã/phường nào cấp độ 4.

Trong 14 ngày gần đây, trên địa bàn thành phố ghi nhận 4.650 ca cộng đồng, tương ứng với tỷ lệ 28 ca cộng đồng/100.000 dân/tuần.

Hiện tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin Covid-19 trên địa bàn thành phố là 94,2% (đã đạt tỷ lệ tối thiểu là 70%); tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều là 82,33% (đã đạt tỷ lệ tối thiểu là 80%).

Cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội, trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 29/4 đến nay) là 11.665 ca; trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 4.833 ca.

Trong 6 ngày gần đây, Hà Nội liên tục lập đỉnh mới ca mắc ghi nhận trong 24h. Cao điểm ngày 3/12, Hà Nội ghi nhận 542 ca mới, cao hơn kỷ lục hôm 2/12 là 33 ca.

Xem chi tiết đánh giá cấp độ dịch ở Hà Nội tại đây.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...